Kinh nghiệm của các tờ báo, hãng thông tấn trên thế giới trong việc

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 106 - 109)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Kinh nghiệm của các tờ báo, hãng thông tấn trên thế giới trong việc

việc sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung

Hiện nay, hầu như tất cả các tờ báo nổi tiếng thế giới đều có tài khoản Facebook, Twitter để làm cầu nối với độc giả cũng như tiếp nhận thông tin từ độc giả. Hình ảnh đầu tiên về một sự kiện lớn được ban biên tập cập nhật lên Facebook trước khi họ hoàn thiện bài viết để đăng lên báo. Dan Gillmoor, một cây bút lâu năm phụ trách chuyên mục trên tờ Silicon Valley nhận ra rằng: “Các độc giả hiểu biết vấn đề nhiều hơn ông, và họ đọc tác phẩm của ông để củng cố sự hiểu biết đó. Nhà báo có thể dùng thông tin độc giả cung cấp trên mạng xã hội của tờ báo của mình để đi sâu hơn vào một đề tài, tìm kiếm sự cộng tác của độc giả, khám phá các chi tiết, các góc độ và những sắc thái mà mình không có trong đầu cũng như khám phá ra những sai sót mình đang mắc phải. Không cả tin vào những gì xuất hiện trên mạng Internet, nhưng kiểm chứng thông tin là một kỹ năng tác nghiệp của người làm báo. Một nhà báo giỏi ngày nay vừa tinh

103

thông nghiệp vụ truyền thống vừa là một nhà báo trực tuyến và xã hội năng động”.

“Với sự tiếp sức của hơn 4 tỷ người dùng điện thoại trên toàn thế giới, các mạng xã hội như Twitter, Facebook, các trang chia sẻ video như Youtube... là nơi tiếp nhận mọi thứ xảy ra trên thế giới. Báo chí đang có cơ hội tiếp cận một nguồn tin khổng lồ, và ở đó cũng có một lượng độc giả khổng lồ mà họ có thể vươn tới", nhà báo Paul Lewis của The Guardian (Anh) [40, tr.41]. Ngày nay chỉ cần có một thiết bị điện tử kết nối được với Internet như: điện thoại, laptop, máy tính bảng… mỗi cá nhân trong cộng động đều có thể trở thành một người đưa tin. Hàng ngàn mạng xã hội trên khắp thế giới đang cho họ những cơ hội đó, trong số này có những trang mạng nổi tiếng toàn cầu như Facebook, Twitter hay Youtube có đến hàng trăm triệu độc giả. Bất cứ nội dung hay hình ảnh nào xuất hiện trên đó đều có thể được ghi nhận ở mọi nơi ngay chính lúc sự kiện đang diễn ra.

Với phiên bản điện tử tờ The New York Times, có riêng một mục video, chuyên đăng tải các live stream (phát trực tiếp) mà người dùng mạng xã hội gửi cho tờ báo, hoặc live stream do tòa soạn thực hiện. Còn trên Fanpage của The New York Times cũng thường xuyên cập nhật các video live stream. Trong mỗi video này, tòa soạn luôn khuyến khích người dùng mạng xã hội đặt câu hỏi tương tác lại với họ. Từ đó khai thác thêm thông tin về sự kiện, hoặc có những góc nhìn mới, vấn đề mới từ ý kiến độc giả để phát triển nội dung bài báo.

Đơn cử như video live stream đăng trên Fanpage The New York Times về cuộc bầu cử Tổng thống Pháp hồi cuối tháng 4/2017 với dòng status: “Chúng tôi đang ở Paris để nói về sự kiện tranh cử Tổng thống Pháp giữa Emmanuel Macron và Marine Le Pen. Phóng viên The New York Times - Aurelien Breeden sẽ phát hiện thêm điều gì thú vị tiếp theo trong Đảng chính trị Pháp, châu Âu và thế giới? Hãy để lại ý kiến/câu hỏi của bạn trong phần bình luận. Video này đã thu hút được hơn 113 nghìn lượt người xem, 734 lượt thích, 152

104

lượt chia sẻ, 328 lượt bình luận. Trong đó, có nhiều ý kiến đã được tòa soạn sử dụng ý tưởng để sáng tạo nội dung tác phẩm báo chí mới về chủ để này.

Hình 3.1: Video live stream của The New York Times về cuộc bầu cử Tổng thống Pháp đăng tải lên Fanpage ngày 25/4/2017

Trong số lượng nguồn tin khổng lồ mà độc giả cung cấp trên mạng xã hội, cũng có nhiều tin mang tới cho báo chí không ít những tin đồn thất thiệt. Bởi thế mà chất lượng thông tin trên mạng xã hội hiện nay đã, đang trở thành vấn đề đang lo ngại, mang tính thách thức trên toàn cầu. Từ năm 2009, các hãng truyền thông lớn của thế giới như AP, Thời báo NewYork, BBC đều bắt đầu thiết lập bộ phận biên tập mạng xã hội, đề ra những quy định làm việc cho phóng viên sử dụng mạng xã hội.

Trong Hướng dẫn sử dụng mạng xã hội dành cho các phóng viên AP do Hãng thông tấn AP (Mỹ) công bố năm 2010, 2012 đều có quy định nghiêm cấm truyền bá những tin đồn thất thiệt và yêu cầu phóng viên tránh dùng tài khoản mạng xã hội Twiter, Facebook của hãng để đăng tải hay lan truyền những thông tin chưa được kiểm chứng. Dù đã có những quy định, hướng dẫn chặt chẽ, nhưng AP vẫn có khi không thể khống chế được tin tặc xâm nhập. Một thông tin sai lệch đăng tải trên trang Twitter của Hãng tin AP vào ngày 23/4/2013 nói rằng có những tiếng nổ ở Nhà Trắng, gây thương tích cho Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tin này khiến cho các chỉ số chứng khoán Dow Jones chao đảo, tụt 130 điểm. Nhưng cũng

105

ngay lập tức, chỉ số này đã hồi phục sau khi các nhà đầu tư biết đó là một “tin vịt”. Hãng tin AP (Associated Press) thông báo trên trang Facebook của mình rằng, tin tặc đã xâm nhập vào bộ phận tin tức của trang mạng xã hội Twitter và đưa ra một Twitt với nội dung như trên. Ngày 07/5/2013, Hãng AP công bố Quy định Hướng dẫn sử dụng mạng xã hội dành cho phóng viên AP. Lần sửa đổi này, một trong những nội dung đáng được chú ý là yêu cầu phóng viên không phát tán những tin đồn trên các trang tiểu blog.

Bài học rút ra từ sự việc AP bị xâm nhập tài khoản cho thấy, mạng xã hội thật sự là một con dao hai lưỡi khi những tài khoản trên bị xâm nhập. "Một điểm yếu chết người trong môi trường mà tin tức phải chạy đua 24/7 là những câu chuyện dù là bịa đặt, nhưng lại lan truyền với “tốc độ ánh sáng”, có thể lập tức đảo ngược niềm tin của công chúng vào doanh nghiệp, chính quyền và truyền thông" - tờ USA Today nhận định [21, tr.22].

Việc khai thác thông tin trên mạng xã hội để phát triển nội dung của tờ báo đều được sử dụng ở hầu hết các cơ quan báo chí trên thế giới. Và ở bất cứ cơ quan báo chí nào cũng vậy, nếu không có sự kiểm chứng thông tin từ mạng xã hội trước khi đăng tải trên báo thì đều mang lại những hệ lụy, ảnh hưởng đến uy tín danh dự của tờ báo, thậm chí còn kéo theo sự ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích của quốc gia, dân tộc.

Một phần của tài liệu Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)