với việc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Trong những năm qua, nhất là từ sau Hội nghị Trung ƣơng 6 (lần 2) khóa VIII, Đảng và Nhà nƣớc ta đã tăng cƣờng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Nhiều cán bộ, đảng viên giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, đi đầu trong cuộc đấu tranh này. Nhiều vụ án tham nhũng, trong đó có những vụ án lớn, phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng đã đƣợc phát hiện, xử lý. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, hiệu quả thấp. Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.
Năm 2016 là năm khởi đầu cho kế hoạch 5 năm (2016 - 2020), là năm diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIV, Hội đồng nhân dân các cấp. Trong công tác phòng, chống tham nhũng, ngành Thanh tra tiếp tục triển khai các nhiệm vụ trong Chƣơng trình hành động của Chính phủ về phòng, chống tham nhũng trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tăng cƣờng hoạt động thanh tra phát hiện, xử lý tham nhũng; thu hồi tài sản tham nhũng; tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhất là các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và cơ chế phối hợp trong công
tác phòng, chống tham nhũng; đẩy mạnh việc nghiên cứu, hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống tham nhũng, đồng thời tăng cƣờng việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Để đạt đƣợc mục tiêu trong phát hiện xử lý tham nhũng, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan thanh tra sẽ tập trung thanh tra vào công tác quản lý Nhà nƣớc, quản lý kinh tế - xã hội của các ngành, các cấp trên các lĩnh vực, tập trung vào những ngành, lĩnh vực có nhiều vi phạm, tiêu cực, tham nhũng. Bên cạnh thanh tra theo kế hoạch thì ngành Thanh tra sẽ chủ động nắm tình hình và tiến hành thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có đơn thƣ tố giác tiêu cực, tham nhũng mà dƣ luận quan tâm, có nhiều ý kiến phản ánh hiện tƣợng tiêu cực, tham nhũng. Ngành Thanh tra từng bƣớc đổi mới công tác thanh tra, không ngừng nâng cao hiệu quả thanh tra, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật, tham nhũng, bảo đảm nghiêm minh, chính xác, kịp thời, đồng thời tăng cƣờng công tác xử lý sau thanh tra và thu hồi tài sản, nhất là tài sản do vi phạm, tiêu cực, tham nhũng chiếm đoạt.
Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra tập trung tham mƣu, hƣớng dẫn cho các cấp, ngành tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; triển khai có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng; tích cực thực thi Công ƣớc của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng; tăng cƣờng đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng để từng bƣớc khắc phục, chấn chỉnh, đƣa công tác phòng, chống tham nhũng đi vào nề nếp.
Vai trò của thanh tra trong công tác phòng, chống tham nhũng phụ thuộc rất nhiều về thể chế về phòng, chống tham nhũng. Thanh tra Chính phủ xác định việc xây dựng và hoàn thiện thể chế nhiệm vụ rất quan trọng đối với
công tác phòng, chống tham nhũng. Sau 10 năm triển khai thực hiện, Luật Phòng, chống tham nhũng đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác phòng, chống tham nhũng; thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nƣớc và cả hệ thống chính trị đối với công tác phòng, chống tham nhũng; tạo đƣợc sự chuyển biến nhất định về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng.
Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là công việc khóa khăn, phức tạp, là nhiệm vụ quan trọng, thƣờng xuyên của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, đảng viên cần quán triệt, thực hiện có hiệu quả chủ trƣơng, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí đƣợc xác định trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đồng bộ mục tiêu, quan điểm và các giải pháp đƣợc nêu trong Nghị quyết Trung ƣơng 3 (khóa X), chú trọng cả phòng chống tham nhũng và phòng, chống lãng phí, với tinh thần kiên quyết, kiên trì, liên tục, đúng pháp luật, sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém, để tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác này.
Để đề ra phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm phát huy vai trò của TTCP trong phòng, chống tham nhũng, cần xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc, thực trạng và hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng của Thanh tra là phƣơng thức phòng ngừa tham nhũng hiệu quả, thông qua việc phát hiện ra những khuyết điểm sơ hở, yếu kém trong các cơ chế chính sách, hoạt động của cơ quan quản lý nhà nƣớc. Những kiến nghị của TTCP là một biện pháp quan trọng ngăn ngừa tham nhũng có thể xảy ra, thực tế đã chứng minh rằng qua công tác thanh tra, TTCP đã đƣa ra nhiều kiến nghị đã góp phần hạn chế đƣợc các vụ việc tham nhũng phát sinh.
Trong thời gian tới, Thanh tra Chính phủ sẽ tập trung tham mƣu, kiến nghị, đổi mới nhằm phát huy vai trò của cơ quan mình đối với việc phòng, chống tham nhũng theo hƣớng sau:
Thứ nhất, quán triệt và cụ thể hóa chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách
của Đảng, Nhà nƣớc về công tác phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; các giải pháp đề ra trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa X) và Kết luận Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa XI) trên cơ sở bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của Luật này trong hệ thống pháp luật, phù hợp với những quy định của các văn bản pháp luật có liên quan, bảo đảm tính khả thi của Luật.
Thứ hai, sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng theo hƣớng nâng cao
hiệu quả phòng ngừa tham nhũng, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng và coi đây là nhiệm vụ cơ bản, then chốt; trong đó, các giải pháp đã ban hành, thực hiện rà soát và sửa đổi cho đồng bộ, hiệu quả, khả thi, tập trung các quy định về công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc, gắn với nâng cao trách nhiệm giải trình của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; kiểm soát chặt chẽ tài sản thu nhập của ngƣời có chức vụ, quyền hạn; xử lý trách nhiệm của ngƣời đứng đầu để xảy ra tham nhũng...
Thứ ba, nội luật hóa đầy đủ các yêu cầu của Công ƣớc Liên Hợp quốc
về chống tham nhũng; tiếp tục thực hiện các thoả thuận đa phƣơng, song phƣơng, trao đổi học tập kinh nghiệm của quốc tế để áp dụng phù hợp điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, thực hiện mạnh mẽ các giải pháp xử lý sau khi có kết luận thanh tra và thu hồi tài sản tham nhũng; phát huy bảo vệ, khen thƣởng ngƣời tố cáo tham nhũng làm cho mỗi tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm phòng, chống tham nhũng.
Cần tăng cƣờng tính chủ động phòng, ngừa, phát huện và xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng của TTCP thông qua việc tăng cƣờng tính hệ thống theo ngành của TTCP, hạn chế tính phụ thuộc của TTCP vào Thủ tƣớng, cả về tổ chức, biên chế, chƣơng trình, kế hoạch hoạt động,…dẫn đến làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra. Giao thêm quyền hạn cho TTCP để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng nhƣ quyền khai thác thông tin qua thƣ tín điện thoại hoặc qua tài khoản tại các ngân hàng, quyền triệu tập ngƣời có dấu hiệu tham nhũng…
Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật cụ thể hóa về tổ chức và hoạt động của TTCP trong công tác phòng, chống tham nhũng, mối quan hệ phối hợp công tác, xử lý thông tin phục vụ cho công tác phòng, chống tham nhũng của TTCP.
Tăng cƣờng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, phòng, chống tham nhũng để nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và nhân dân về vị trí, vai trò của TTCP trong phòng, chống tham nhũng, từ đó tạo điều kiện, giúp đỡ TTCP trong quá trình thực hiện các chức năng này.
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc cho TTCP, có chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tăng cƣờng hợp tác quốc tế để phat huy các nguồn lực phục vụ cho TTCP thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng.