Những hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ đối với việc phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 62 - 71)

2.2.2.1. Những hạn chế và nguyên nhân * Những hạn chế

Ngoài những kết quả đã đạt đƣợc đối với vấn đề phòng, chống tham nhũng của Thanh cha Chính phủ thì vẫn còn một số hạn chế nhƣ sau:

Hạn chế trong việc xây dựng và ban hành các văn bản về phòng, chống tham nhũng, thể chế về phòng, chống tham nhũng vẫn chƣa hoàn thiện; tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng vẫn còn hình thức; việc phối hợp trao đổi thông tin và xử lý các vụ việc tham nhũng vẫn còn hạn chế; kết quả phát hiện tham nhũng còn thấp; việc đánh giá, tình hình, hiệu quả phòng, chống tham nhũng còn chậm và chƣa sát với thực tế; công tác hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng chƣa toàn diện; việc nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về phòng, chống tham nhũng ở các nƣớc còn ít.

Một số cuộc thanh tra còn kéo dài thời gian kết luận; số vụ việc tham nhũng phát hiện qua thanh tra còn ít; tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản qua thanh tra còn thấp. Việc thực hiện Đề án Đổi mới công tác tiếp dân và giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo còn chậm; việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo có hiệu lực pháp luật chƣa triệt để; tình hình khiếu nại đông ngƣời, vƣợt cấp tăng và có một số thời điểm khá phức tạp. Một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả chƣa cao; việc phát hiện tham nhũng qua thanh tra còn ít; mục tiêu ngăn chặn, từng bƣớc đẩy lùi tham nhũng chƣa đạt đƣợc. Tiến độ soạn thảo một số văn bản, nhất là các thông tƣ hƣớng dẫn về quy trình nghiệp vụ còn chậm; tổ chức, bộ máy ngành Thanh tra còn thiếu tính hệ thống, sự phối hợp gắn kết có lúc chƣa chặt chẽ; đội ngũ cán bộ thanh tra còn thiếu, số lƣợng thanh tra viên cao cấp và thanh tra viên chính còn ít. Một số cán bộ thanh tra chƣa chấp hành tốt đạo đức nghề nghiệp thanh tra, kỹ năng, tác phong chƣa đạt yêu cầu. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra chậm đƣợc đổi mới.

Sự phối hợp giữa TTCP với các cơ quan chức năng khác nhƣ cơ quan điều tra, kiểm toán, kiểm sát, xét xử còn hạn chế; phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phƣơng với TTCP trong việc báo cáo tình hình tham nhũng và kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn nhiều hạn chế.

Năng lực, trình độ chuyên môn của một số cán bộ thanh tra còn hạn chế, phẩm chất đạo đức của một số cán bộ chƣa tốt.

Các vụ việc, vụ án tham nhũng có quy mô lớn đƣợc phát hiện, xử lý còn ít. Việc xử lý các vụ án tham nhũng thƣờng kéo dài; tội phạm tham nhũng đƣợc cho hƣởng án treo tuy đã giảm nhƣng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao; việc thu hồi và bồi thƣờng tài sản bị tham nhũng, thiệt hại do tham nhũng gây ra còn hạn chế…Việc xử lý trách nhiệm ngƣời đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, sai phạm chƣa nghiêm, không tƣơng xứng với số vụ tham nhũng đƣợc phát hiện, xử lý; việc chuyển đổi vị trí công tác còn hình thức, bất cập.

Một số vụ án, không công khai kết luận thanh tra gây hậu quả nghiêm trọng. Vụ Vinalines là một ví dụ điển hình về việc này. Thanh tra đã phát hiện sai phạm tại đơn vị nhƣng không thông tin cho chủ thể quản lý (Bộ GTVT) nên mới dẫn đến việc trong quá trình thanh tra thì đối tƣợng đang bị thanh tra đƣợc điều chuyển đi chỗ khác.

Việc xử lý trách nhiệm ngƣời đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, sai phạm chƣa nghiêm, không tƣơng xứng với số vụ việc tham nhũng đƣợc phát hiện, xử lý; việc chuyển đổi vị trí công tác còn hình thức, bất cập.

Các vụ việc, vụ án tham nhũng có quy mô lớn đƣợc phát hiện, xử lý còn ít. Việc xử lý các vụ án tham nhũng thƣờng kéo dài; tội phạm tham nhũng đƣợc hƣởng án treo tuy đã giảm những vẫn còn chiếm tỷ lệ cao; việc thu hồi và bồi thƣờng tài sản bị tham nhũng, thiệt hại do tham nhũng gây ra còn hạn chế.

Tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội, là một thách thức với đất nƣớc. Một hạn chế đƣợc chỉ rõ là việc công khai, dân chủ trên một số mặt hoạt động còn hạn chế (nhƣ hoạt động cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, đầu tƣ xây dựng, cung cấp dịch vụ công…). Vẫn còn tình trạng lạm dụng các quy định về bí mật nhà nƣớc để

không thực hiện việc công khai, minh bạch; tình trạng vi phạm các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn còn xảy ra ở nhiều nơi. Minh bạch về tài sản, thu nhập hiệu quả thấp. Việc xác minh để bảo đảm tính trung thực của việc kê khai còn ít, kết quả công khai kê khai tài sản, thu nhập còn hạn chế. Tài sản, thu nhập của ngƣời có chƣc vụ, quyền hạn vẫn chƣa đƣợc kiểm soát.

* Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân khách quan

- PCTN là lĩnh vực rộng, phức tạp, nhạy cảm; TTCP thuộc hệ thống các cơ quan hành chính nhà nƣớc nên đƣơng nhiên hoạt động thanh tra sẽ bị hạn chế về đối tƣợng là cơ quan hành chính và những ngƣời thuộc cơ quan hành chính. Trong khi đó, đối tƣợng có thể tham nhũng là bất kỳ ai có chức vụ, quyền hạn, không chỉ trong các cơ quan hành chính mà cả những cán bộ Đảng, đoàn thể, cán bộ của Tòa án, Viện kiểm sát…cũng có thể thực hiện hành vi tham nhũng.

- Đối tƣợng tham nhũng thƣờng là những ngƣời có chức vụ, quyền hạn có trình độ, khả năng che giấu hành vi vi phạm. Do đó qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nhiều trƣờng hợp rất khó phát hiện, nhất là việc chứng minh động cơ “vụ lợi” khi đã phát hiện đƣợc hành vi cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm cũng hết sức khó khăn.

Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, ở mặt chủ quan, không thể không kể đến năng lực, trình độ chuyên môn của một số cán bộ thanh tra còn hạn chế, phẩm chất đạo đức của một số cán bộ chƣa tốt. Nhiều cán bộ thanh tra không còn giữ đƣợc tinh thần làm việc và bị cám dỗ bởi lợi ích vật chất, không còn giữ vững đƣợc tinh thần chính trị. Do đó dẫn đến các hành vi bao che, tiếp tay hoặc trực tiếp tham gia thực hiện hành vi tham nhũng.

Thẩm quyền ra quyết định thanh tra của Tổng TTCP vẫn còn bị lệ thuộc

theo quy định tại các Điều 34, Điều 39 Luật thanh tra thì căn cứ để ra quyết định thanh tra đó là: Thanh tra theo chƣơng trình, kế hoạch thanh tra đã đƣợc phê duyệt; thanh tra theo yêu cầu của thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc; khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. “Thủ trƣởng cơ quan thanh tra ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra: Theo quy định này, thì thủ trƣởng cơ quan quản lý trực tiếp có vai trò quyết định đến việc ra quyết định thanh tra vì Tổng TTCP do Thủ tƣớng Chính phủ đề nghị Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nƣớc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Do vậy, vẫn có một sự lệ thuộc nhất định giữa Tổng TTCP và Thủ tƣớng Chính phủ trong việc ra quyết định thanh tra.

Một số biện pháp nghiệp vụ đặc biệt trong thanh tra nhƣ: điều tra bí mật, trinh sát…không đƣợc áp dụng trong thanh tra. Trong khi đó, chủ thể tham nhũng lại là những ngƣời có chức vụ, quyền hạn và có nhiều thủ đoạn tham ô, nhận hối lộ tinh vi, xảo quyệt, cho nên rất khó khăn trong việc phát hiện, khám phá tham nhũng.

Hiệu lực pháp lý của những kết luận kiến nghị thanh tra còn thấp. Theo quy định của Luật thanh tra, thủ trƣởng cơ quan thanh tra có quyền đình chỉ thi hành và kiến nghị thủ trƣởng cơ quan quản lý hành chính cùng cấp bãi bỏ quyết định của cơ quan quản lý cấp dƣới; Kiến nghị thủ trƣởng cơ quan quản lý ngành đình chỉ thi hành và bãi bỏ những quy định của cơ quan đó trái quy định của cơ quan thanh tra. Tuy nhiên, Luật lại chƣa có quy định xác định trách nhiệm của thủ trƣởng các cơ quan quản lý trong việc thực hiện theo kiến nghị của thủ trƣởng cơ quan thanh tra. Nói cách khác, quyền của thanh tra là kiến nghị còn quyền xử lý do thủ

trƣởng của đối tƣợng thanh tra hoặc thủ trƣởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tƣợng thanh tra quyết định và cơ quan thanh tra không có chức năng giám sát việc thực hiện kiến nghị.

- Quan hệ phối hợp giữa TTCP với các cơ quan có thẩm quyền trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn hạn chế: Cơ chế phối hợp giữa cơ quan thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử còn thiếu chặt chẽ. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, tại các Điều 80,81,82 có quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống tham nhũng của các tổ chức này. Sự phối hợp này đƣợc thực hiện trên nhiều biện pháp nhƣ phối hợp trong chỉ đạo theo chƣơng trình, kế hoạch để tránh chồng chéo, trùng lặp; phối hợp tham gia các cuộc thanh tra; phối hợp trong cung cấp thông tin, điều tra, xác minh từng nội dung cụ thể; phối hợp trong việc xây dựng các văn bản pháp luật; phối hợp trong xử lý vi phạm pháp luật…Nhƣ vậy, phối hợp là một nhu cầu khách quan trong hoạt động quản lý nhà nƣớc nói chung, trong hoạt động phòng, chống tham nhũng nói riêng. Tuy nhiên, do tác động của nhiều yếu tố mà hiện nay công tác phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, công an, viện kiểm sát, tòa án vẫn còn một số mặt hạn chế, chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn, thiếu sự phối hợp trong việc trao đổi thông tin về các hành vi tham nhũng hoặc về tội phạm tham nhũng; năng lực tổ chức thực hiện của cơ quan phối hợp còn hạn chế, yếu kém; hoạt động phối hợp còn hình thức và chƣa hiệu quả.

- Một số cán bộ thanh tra hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, điều kiện làm việc còn nhiều khó khăn cả về phƣơng tiện vật chất, kinh phí hoạt động đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thanh tra mới từng bƣớc đƣợc thực hiện nhƣng chƣa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng đang đặt ra hiện nay.

2.2.2.2. Một số bài học kinh nghiệm

Trên cơ sở các phân tích về các kết quả đã đạt đƣợc và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là, đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo. Cần nâng cao năng lực

lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, cùng với nâng cao trách nhiệm, tính tiên phong, gƣơng mẫu của ngƣời đứng đầu, cơ quan, tổ chức, đơn vị. Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh ngay trong mỗi con ngƣời, trong mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị. Vì vậy, rất cần có những tấm gƣơng sáng, những tƣ tƣởng chỉ đạo tiên phong để làm tốt công tác tƣ tƣởng, giáo dục nâng cao phẩm chất, năng lực cán bộ, công chức.

Hai là, cần huy động đƣợc sức mạnh của cả hệ thống chính trị dƣới sự

lãnh đạo từ Trung ƣơng đến sự điều hành của chính quyền các cấp. Tham nhũng có thể diễn ra trên diện rộng, ở hầu hết tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, trong phòng, chống tham nhũng cần có cơ chế để phát huy vai trò giám sát, phát hiện của quần chúng nhân dân.

Ba là, cần định hƣớng rõ ràng về mặt tƣ tƣởng để tạo sự thống nhất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong công tác thanh tra. Đồng thời tạo sự thống nhất trong nhận định, đánh giá tình hình tham nhũng, kết quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng và các chủ trƣơng, giải pháp về phòng chống tham nhũng để tạo niềm tin và sức mạnh tổng hợp trong triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng. Có chế tài để xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, đơn vị, ngƣời đứng đầu, ngƣời có thẩm quyền không thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu quả các chủ trƣơng chính sách, giải pháp phòng chống tham nhũng.

Bốn là, cần tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên

môn nghiệp vụ của độ ngũ cán bộ tham gia phòng chống tham nhũng. Trong mọi thời đại, yếu tố con ngƣời luôn là yếu tố tối quan trọng để thực hiện mọi chủ trƣơng chính sách. Vì vậy, chƣa bao giờ các nhà nƣớc tiến bộ lại bỏ qua việc đào tạo con ngƣời. Đặc biệt trong công tác đấu tranh phòng, chống tham

nhũng nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn ổn định chính trị Mạnh dạn đƣa ra những giải pháp kiên quyết, mạnh mẽ, cứng rắn hơn để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Năm là, cần khen thƣởng, động viên khích lệ cho các cán bộ công nhân

viên chức trong ngành thanh tra có thành tích trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng. Hình thức khen thƣởng có thể là trao tặng các món quà về vật chất cũng nhƣ tinh thần, qua đó sẽ tạo đƣợc động lực để khơi gợi tinh thần chính trị đấu tranh với tệ tham nhũng. Bên cạnh với việc khen thƣởng, cần xử lý kịp thời những hành vi tham nhũng và ngăn chặn những biểu hiện vi phạm pháp luật trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Có nhƣ vậy mới bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nƣớc, của nhân dân, tạo đƣợc lòng tin nơi quần chúng.

Sáu là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống tham

nhũng, đặc biệt của ngành thanh tra Việt Nam là một nƣớc đã và đang tham gia vào rất nhiều “sân chơi” chung của thế giới và các khu vực. Số lƣợng hiệp định ký kết trong các lĩnh vực hợp tác thƣơng mại, y tế, giáo dục… ngày càng tăng. Để đảm bảo môi trƣờng thuận lợi cho việc phát triển các lĩnh vực đó, việc hợp tác và cam kết phòng chống tham nhũng với quốc tế là điều cực kỳ cần thiết. Qua sự hợp tác này, Việt Nam sẽ học hỏi thêm đƣợc nhiều kinh nghiệm của các quốc gia phát triển khác, và từ đó sẽ có đƣợc những biện pháp ứng phó tốt hơn đối với những vấn đề tiêu cực có thể xảy ra trong tƣơng lai.

Tiểu kết Chƣơng 2

Công tác phòng, chống tham nhũng đƣợc triển khai thực hiện thƣờng xuyên. Từng bƣớc hoàn thiện cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của ngƣời có chức vụ, quyền hạn. Tiếp tục việc đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, chính sách phòng, chống tham nhũng.

Phòng, chống tham nhũng thông qua việc phát hiện, xử lý, chấn chỉnh kịp thời nhiều vụ việc vi phạm trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Xử lý các vi phạm nghiêm hơn, thu hồi tài chính đạt hiệu quả cao hơn, đặc biệt là phát hiện, kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, góp phần ngăn chặn các sơ hở, dễ làm nảy sinh tham nhũng, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nƣớc.

Ngành Thanh tra đã tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trƣng ƣơng 4 (khóa XI), tạo sự chuyển biễn tích cực trong cơ quan TTCP và ngành Thanh tra.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ đối với việc phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 62 - 71)