Hoàn thiện thể chế pháp luật về vai trò của các cơ quan Thanh tra Chính phủ đối với việc phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ đối với việc phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 75 - 81)

việc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

3.2.1. Hoàn thiện thể chế pháp luật về vai trò của các cơ quan Thanh tra Chính phủ đối với việc phòng, chống tham nhũng tra Chính phủ đối với việc phòng, chống tham nhũng

Muốn công tác phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả thì phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh theo các tiêu chí đồng bộ, toàn diện, khoa học và có tính khả thi cao:

* Sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra

Từ những hạn chế trong các quy định pháp luật về vị trí, vai trò của các cơ quan thanh tra Nhà nƣớc trong hoạt động thanh tra nói chung và hoạt động phòng, chống tham nhũng nói riêng, cần nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra những nội dung sau:

Một là, về vị trí, vai trò các cơ quan thanh tra nhà nƣớc nói chung và

TTCP nói riêng đối với việc phòng, chống tham nhũng; mối quan hệ giữa các cơ quan thanh tra và việc ra quyết định thanh tra đột xuất. Theo quy định của Luật Thanh tra, TTCP có nhiệm vụ, quyền hạn nhƣ đã phân tích trong chƣơng 1 của luận văn này. Nhƣ vậy, TTCP thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tƣợng thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Chính phủ; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. TTCP chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp – Thủ tƣớng Chính phủ. Đồng thời, Luật Thanh tra cũng quy định Thủ tƣớng Chính phủ đề nghị Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nƣớc căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội ra quyết định bổ nhiệm Tổng TTCP. TTCP là cơ quan tham mƣu giúp Thủ tƣớng Chính phủ thống nhất quyền lực nhà nƣớc về công tác phòng, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở địa phƣơng. Việc quy định này nhằm đề cao vai trò chỉ đạo, điều hành của Thủ tƣớng Chính phủ, Tổng thanh tra Chính phủ nhƣng đồng thời cũng đã làm hạn chế tính độc lập tƣơng đối về tổ chức, tính tích cực chủ động trong việc hiện quyền quyết định thanh tra, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của TTCP, đặc biệt là trong việc phòng, chống tham nhũng. Qua thực tiễn công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng, chống tham nhũng cho thấy TTCP đã phát hiện ra nhiều vụ việc vi phạm của đối tƣợng thanh tra thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Thủ tƣớng Chính phủ. Vì

vậy, trong các trƣờng hợp đó, các cơ quan có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn trong việc kết luận, xử lý sai phạm, xác định trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan, nhất là trong những vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Để tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, một mặt cần phải đề cao vai trò, trách nhiệm của Thủ tƣớng Chính phủ, Tổng TTCP, mặt khác phải đảm bảo tính độc lập tƣơng đối của TTCP với chính cơ quan quản lý cùng cấp, tăng cƣờng tính hệ thống theo ngành giữa TTCP với cơ quan thanh tra cấp dƣới. Hiện nay, trong Luật Thanh tra có một số quy định về mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra cấp trên với cơ quan thanh tra cấp dƣới, về thẩm quyền bổ nhiệm ngƣời đứng đầu cơ quan thanh tra bộ, ngành, địa phƣơng, về thẩm quyền ra quyết định thanh tra đột xuất chƣa phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng của TTCP, cần phải nghiên cứu sửa đổi những quy định trên của Luật Thanh tra.

Hai là, bổ sung thêm một số quyền hạn của TTCP trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Để TTCP có thực quyền trong hoạt động thanh tra, phòng, chống tham nhũng, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, cần nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Luật Thanh tra, Luật phòng, chống tham nhũng theo hƣớng giao cho TTCP trong quá trình thanh tra, kiểm tra có quyền khai thác thông tin qua thƣ tín, điện thoại hoặc qua tài khoản ngân hàng, quyền triệu tập ngƣời có dấu hiệu tham nhũng.

Ba là, cần bổ sung các quy định về các biện pháp đảm bảo việc thi hành

các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực hoạt động thanh tra phòng, chống tham nhũng. Để góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc nói chung và hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của TTCP nói riêng cần phải nghiên cứu để bổ sung các quy định đảm bảo việc thực hiện các kết luận, kiến nghị và quyết định về thanh tra. Hiện nay, Điều 44 của Luật Thanh tra có quy định về trách nhiệm của thủ

trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc xem xét, xử lý kết luận Thanh tra. “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có kết luận thanh tra, thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc có trách nhiệm xem xét kết luận thanh tra, xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục, hoàn thiện cơ chế, chính sách”. Đồng thời, Luật thanh tra cũng quy định, đối tƣợng thanh tra có trách nhiệm thực hiện kết luận, quyết định xử lý của thanh tra, ngoài trách nhiệm của thủ trƣởng cơ quan quản lý cùng cấp, còn có trách nhiệm của đối tƣợng thanh tra, các cơ quan, tổ chức hữu quan. Việc tổ chức thi hành, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, ngoài trách nhiệm của thủ trƣởng cơ quan quản lý, nhƣng do không có đầu mối, không có cơ quan trực tiếp theo dõi, thực hiện nên hiệu quả thi hành thấp, còn có đối tƣợng vi phạm chƣa bị xử lý…Vì vậy, cần giao quyền theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra cho TTCP và các cơ quan thanh tra nhà nƣớc khác. Để đảm bảo hiệu lực thanh tra, thời gian qua trong một số văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đã cụ thể hóa một số hành vi chống đối, cản trở, không thực hiện quyết định của cơ quan thanh tra làm cơ sở pháp lý để áp dụng các chế tài xử lý đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm. Tuy nhiên, các quy định này chƣa đầy đủ, thống nhất trong văn bản có tính pháp lý cao là luật. Do đó, vấn đề này cần đƣợc sửa đổi, bổ sung trong Luật Thanh tra. Về địa vị pháp lý của cơ quan thanh tra nhận thấy, theo quy định Điều 24 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí: “ Thống nhất quản

lý nhà nước về công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy nhà

nước; Chỉ đạo việc thực hiện công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong hoạt động của bộ máy nhà nước và các hoạt động kinh tế - xã hội; Kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.”[46, tr.10]

Đồng thời, theo quy định tại Điều 39 của Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 thì việc phân công quản lý nhà nƣớc đƣợc quy định nhƣ sau: bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiệ chức năng quản lý nhà nƣớc đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nƣớc.

Đối chiếu những quy địn này thì TTCP phải có địa vị pháp lý nhƣ các bộ, cơ quan ngang bộ khác, tức là có địa vị pháp lý độc lập, có phạm vị quản lý nhà nƣớc ngành, lĩnh vực riêng. Trong trƣờng hợp này là thực hiện quản lý nhà nƣớc về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng…, chứ không thể chỉ là cơ quan tham mƣu, giúp việc cho Chính phủ (thể hiện ở các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn). Mặt khác, do hoạt động thanh tra nhằm bảo đảm sự tuân theo pháp luật của các đối tƣợng chịu sự quản lý nhà nƣớc, cho nên để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thì bản thân hoạt động thanh tra cần phải đƣợc thực hiện độc lập và dựa trên cơ sở pháp luật. Việc sửa đổi Luật thanh tra cần phải theo hƣớng nâng cao địa vị pháp lý, vai trò, tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của TTCP nói riêng và của cơ quan thanh tra nói chung về các hoạt động, quyết định của mình. Đây chính là định hƣớng đã đƣợc xác định rõ rại Nghị quyết số 48/2005/NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị khi đặt ra nhiệm vụ hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra, cụ thể là “ bảo đảm mọi hoạt động quản lý nhà nƣớc đều chịu sự thanh tra, kiểm tra của Chính phủ”. Đồng thời, đây chính là định hƣớng của Chính phủ đƣợc nêu rõ tại Nghị quyết số 21/2009/NQ – CP ngày 12/5/2009 về chiến lƣợc quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, cụ thể là “ Nghiên cứu sửa đổi pháp luật về thanh tra theo hƣớng làm rõ

chứng văng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nƣớc…tăng cƣờng rính độc lập và tự chịu trách nhiệm của các cơ quan thanh tra…tăng cƣờng hiệu lực thi hành các kết luận hƣớng bảo đảm cho TTCP thực hiện tốt vai trò giúp Chính phủ quản lý nhà nƣớc về công tác thanh tra tƣơng tự nhƣ các bộ, cơ quan ngang bộ khác và theo đúng quy định của Luật tổ chức Chính phủ.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp hiện hành’ đồng thời, để tránh xáo trộn tổ chức bộ máy nhà nƣớc, bảo đảm sự ổn định tổ chức, hoạt động của ngành thanh tra, trong giai đoạn trƣớc mắt khi chƣa thể thực hiện đƣợc theo phƣơng án tổ chức cơ quan thanh tra độc lập với cơ quan quản lý nhà nƣớc thì cần phải đổi mới từng bƣớc tổ chức hoạt động thanh tra theo hƣớng tuy vẫn gắn với hoạt động quản lý nhà nƣớc, nhƣng có tính độc lập tƣơng đối.

Cụ thể, đối với TTCP cần xác định vừa là cơ quan ngang bộ, giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng vừa là cơ quan thực hiện hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trƣớc Thủ tƣớng Chính phủ về các quyết định thanh tra của mình. Đối với các cơ quan thanh tra khác cũng đƣợc tổ chức theo hƣớng trên.

* Quy định mối quan hệ phối hợp công tác giữa Cục chống tham nhũng và các Cục, Vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ trong hoạt động thanh tra phòng, chống tham nhũng

Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2012/NĐ-CP của Chính phủ về cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TTCP thì một việc khác cũng cần triển khai và thực hiện kịp thời, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động phòng, chống tham nhũng một cách đồng bộ là cần nghiên cứu và ban hành văn bản quy định cụ thể về mối quan hệ phối hợp giữa Cục chống tham nhũng với các Vụ, đơn vị khác thuộc TTCP, làm rõ các căn cứ để

Tổng thanh tra giao nhiệm vụ cho Cục chống tham nhũng và các Vụ, đơn vị khác thực hiện nhiệm vụ thanh tra, vụ việc nào thì các Vụ và đơn vị khác thực hiện, nhằm tránh chồng chéo và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra nói chung và công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng nói riêng.

* Hướng dẫn về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị thuộc Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ đối với việc phòng, chống tham nhũng:

Cùng với TTCP, các cơ quan thanh tra nhà nƣớc thuộc các Bộ, ngành, địa phƣơng có chức năng, nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng nhằm phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng theo thẩm quyền. Hiện nay, cơ chế tổ chức của cơ quan thanh tra nhà nƣớc đƣợc thực hiện theo quy định tại Nghị định số 41/2005/NĐ – CP ngày 25/3/2005 của Chính phủ là có Văn phòng và các phòng nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Việc quy định có tính nguyên tắc về cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra nhà nƣớc là xuất phát từ yêu cấu phân cấp về tổ chức và biên chế cho Thủ trƣởng các cơ quan quản lý của bộ, ngành, địa phƣơng. Để làm rõ cơ sở pháp lý về tổ chức của cơ quan thanh tra nhà nƣớc nói chung và phòng thanh tra chống tham nhũng nói riêng, TTCP cần nghiên cứu để có văn bản hƣớng dẫn rõ về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ đối với việc phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 75 - 81)