VIỆC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
VIỆC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1.1. Yếu tố kinh tế
Kinh tế là một trong những lĩnh vực quan trọng quyết định đến sự phát triển của một quốc gia. Cơ chế quản lý kinh tế là hệ thống các chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc quy định về quản lý và điều hành nền kinh tế. Cơ chế quản lý kinh tế ảnh hƣởng trực tiếp đến việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt nhiều quan hệ xã hội trong đó có các hành vi tham nhũng. Lịch sử đã chứng minh rằng, để phát triển kinh tế thì cần phải có những cơ chế quản lý kinh tế phù hợp và năng động. Trong thế kỷ XX, nhiều quốc gia trên thế giới đã chọn lựa cơ chế thị trƣờng trong phát triển kinh tế. Cơ chế thị trƣờng là động lực của sự phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia nhƣng bản thân nó cũng nảy sinh những mặt trái đó là xu hƣớng tối đa hoá lợi nhuận bằng mọi giá, nên đã làm cho sự phát triển thiếu bền vững. Cũng do cơ chế thị trƣờng nên dẫn đến nhiều chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục trong xã hội bị đảo lộn, xâm hại, do sức ép của việc kiếm tiền và xuất hiện tâm lý mọi việc đều có thể mua bán hoặc trao đổi bằng lợi ích vật chất, phi vật chất khác, điều này đã tác động không nhỏ làm cho tham nhũng trở nên ngày càng trầm trọng hơn.
Ở nƣớc ta, cơ chế thị trƣờng đã tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nƣớc. Đây là môi trƣờng để những quan hệ kinh tế vận động, phát triển một cách linh hoạt theo phƣơng thức tự do cạnh tranh trong kinh doanh nên đã phát huy đƣợc năng lực, thế mạnh của các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế, và cơ chế thị trƣờng cũng làm cho các nguồn lực trong xã hội đƣợc huy động một cách tối đa, với sự tham gia rất tích cực của