Thiết lập cơ chế phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ với các cơ quan thanh tra nhà nước khác, cơ quan kiểm tra của Đảng đối với việc

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ đối với việc phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 86 - 88)

quan thanh tra nhà nước khác, cơ quan kiểm tra của Đảng đối với việc phòng, chống tham nhũng

Một là, phối hợp để tăng cƣờng trao đổi thông tin, tài liệu, kinh nghiệm

trong các cơ quan có trách nhiệm phòng, chống tham nhũng; phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá, dự báo về tình hình tham nhũng, xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác phòng, chống tham nhũng.

Theo đó, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao cung cấp cho TTCP thông tin về kết quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm về tham nhũng đƣợc quy định tại Bộ luật Hình sự. Kiểm toán Nhà nƣớc cung cấp cho TTCP các kết quả kiểm toán báo cáo tài chính. Bộ nội vụ cung cấp thông tin về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức liên quan đến tham nhũng. TTCP cung cấp cho Bộ quốc phòng, Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nƣớc, Bộ nội vụ, thông tin từ hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham

nhũng để các bộ, ngành, nghiên cứu, đánh giá, dự báo về tình hình tham nhũng và phục vụ cho công tác đấu tranh chống tham nhũng theo nhiệm vụ đƣợc giao.

Hai là, phối hợp tốt nhiệm vụ phát hiện và xử lý một vụ việc tham

nhũng cụ thể. Quy định về mối quan hệ phối hợp này đã đƣợc quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng, tuy nhiên để phối hợp đảm bảo thống nhất thì TTCP cùng với các cơ quan điều tra, kiểm tra, xét xử cần cụ thể hóa bằng các hoạt động cụ thể nhằm đảm bảo sự thống nhất xem xét, xử lý một vụ việc tham nhũng, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động phòng, chống tham nhũng của TTCP, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng trong thời kỳ mới.

Ba là, TTCP cần phát huy một số trách nhiệm với vai trò là đầu mối

trong việc theo dõi, thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhƣ sau:

- Tổ chức, chỉ đạo, hƣớng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; trƣờng hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý.

- Xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng.

TTCP cần thƣờng xuyên phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà ƣớc, điều tra, viện kiểm sát, tòa án trong đấu tranh chống tham nhũng trong một số nội dung:

- Trao đổi thƣờng xuyên thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng;

- Chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý;

- Tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp phòng, chống tham nhũng.

Thực hiện tốt các quy định và phƣơng thức phối hợp công tác giữa các cơ quan trong đấu tranh chống tham nhũng, vừa tạo cơ chế ràng buộc, giám sát lẫn nhau trong hoạt động của các cơ quan để tránh tình trạng có thể bỏ lọt vụ việc tham nhũng trong quá trình hoạt động của các cơ quan này.

Chiến lƣợc quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 đề ra giải pháp về vấn đề này nhƣ sau: Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin, tố cáo về tham nhũng, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng; tăng cƣờng trang thiết bị, kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại. Nghiên cứu từng bƣớc áp dụng các biện pháp, kỹ thuật điều tra đặc biệt với trình tự, thủ tục, điều kiện chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả phát hiện hành vi tham nhũng.

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ đối với việc phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)