Cơ sở pháp lý về vai trò của Thanh tra Chính phủ đối với việc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ đối với việc phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 46)

phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam đã có một bƣớc tiến dài trong quá trình tuyên chiến chống tham nhũng bằng cách ban hành một loạt các văn bản liên quan đến phòng, chống tham nhũng.

Trƣớc hết phải kể đến Bộ luật Hình sự. Nó giữ một vị trí quan trọng trong cuộc đấu tranh chống tội tham nhũng. Bộ luật đã thể hiện ý chí của

Đảng và Nhà nƣớc trong việc kiên quyết xử lý và xử lý nghiêm khắc đối với tội tham nhũng. Bộ luật Hình sự năm 1985 có các điều về tội phạm tham nhũng nhƣng không quy định thành một chƣơng cụ thể mà nằm rải rác ở nhiều chƣơng khác nhau. Để đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm này, Bộ luật Hình sự năm 1999 và sửa đổi bổ sung năm 2009 đã đánh dấu một bƣớc tiến mới trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Lần đầu tiên Bộ luật này dành một chƣơng riêng về tội tham nhũng tại mục A – chƣơng XXI bao gồm 7 tội danh cụ thể quy định những hành vi tham nhũng bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt. Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 còn quy định một số điều luật khác mà chủ thể vi phạm pháp luật là những ngƣời có chức vụ quyền hạn nhƣ tại mục B chƣơng XXI, chƣơng XIV (Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nƣớc, tại Điều 14), chƣơng XXII về các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp. Bộ Luật Hình sự năm 2015, tại chƣơng XXIII, từ Điều 353 – Điều 359 có nêu lên các tội phạm tham nhũng, và từ Điều 360 – Điều 366 nêu lên các tội phạm khác về chức vụ…để hỗ trợ Bộ luật Hình sự đã góp phần không nhỏ vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Bên cạnh Bộ luật Hình sự, Việt Nam còn có Pháp lệnh chống tham nhũng, trong khi các điều luật phòng, chống tham nhũng quy định những hành vi tham nhũng nào thì bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt (Bộ luật Hình sự), thì Pháp lệnh phòng, chống tham nhũng mới chỉ dừng lại ở mức độ nhƣ một bản tuyên ngôn chống tham nhũng còn các biện pháp hữu hiệu để phòng, chống nạn tham nhũng chƣa đƣợc đề cập đến.

Trên cơ sở kế thừa những quy định trong Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998, Luật phòng, chống tham nhũng đã đƣợc Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005…Luật này quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý ngƣời có hành vi tham nhũng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá

nhân trong phòng, chống tham nhũng. Luật Phòng, chống tham nhũng ra đời năm 2005, đến tháng 11/2012 Quốc hội tiếp tục đã thông qua Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi. Trong đó sửa đổi 20 điều, với các nội dung rất rõ ràng, cụ thể và tiến tới sẽ sửa đổi hoàn chỉnh Luật vào các năm tiếp theo trên cơ sở thực tiễn đã thực hiện những chủ trƣơng, chính sách về đấu tranh phòng, chống tham nhũng vừa qua.

Để đƣa Luật phòng, chống tham nhũng vào cuộc sống, Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật này nhƣ: Nghị định 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách; Nghị định 37/2007/NĐ – CP ngày 9/3/2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập; Quyết định số 822/QĐ – TTCP của Thanh tra Chính phủ ngày 25/4/2007 ban hành Quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra; Quyết định 64/QĐ – TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 10/5/2007 ban hành Quy chế về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nƣớc và cán bộ, công chức, viên chức; Quyết định 08/2007/QĐ – BTP của Bộ Tƣ pháp ngày 16/7/2007 ban hành Quy tắc công khai, minh bạch trong các lĩnh vực hoạt động của ngành tƣ pháp; Nghị định 158/2007/NĐ – CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, viên chức; Thông tƣ 2442/2007/TT – TTCP ngày 13/11/2007 của TTCP hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 37/2007/NĐ – CP ngày 09/3/2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập; Nghị định 19/2008/NĐ – CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham nhũng; Quyết định 115/2008/QĐ – TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 27/8/2008 về việc ban hành Quy định về công

khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức đƣợc giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc; Quyết định 30/2010/QĐ – TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 15/3/2010 về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phƣơng tiện đi lại phục vụ công tác của cơ quan Việt Nam ở nƣớc ngoài; Nghị định 68/2011/NĐ – CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2007/NĐ – CP ngày 09/3/2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập; Văn bản hợp nhất 10/VBHN – VPQH hợp nhất Luật phòng, chống tham nhũng ngày 12/12/2012 do Văn phòng Quốc hội ban hành; Thông tƣ 03/2013/TT – TTCP ngày 10/6/2013 của TTCP quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; Nghị định 59/2013/NĐ – CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng…

Ngoài ra, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tƣ công, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Thanh tra…cũng đề cập đến các giải pháp phòng, chống tham nhũng.

Tiểu kết Chƣơng 1

Tham nhũng là một thách thức mang tính toàn cầu – đó là một nhận định đƣợc cả thế giới thừa nhận. Bởi tham nhũng là một trong những trở ngại lớn nhất đối với tăng trƣởng và giảm đói nghèo. Ở Việt Nam, tham nhũng cũng đã đƣợc nhận thức khá sâu sắc rằng đó là một trở lực nghiêm trọng đối với chiến lƣợc phát triển quốc gia, bởi nó làm suy giảm hiệu quả quản lý nhà nƣớc, xói mòn nguyên tắc pháp quyền, cản trở tăng trƣởng kinh tế và những nỗ lực xoá đói giảm nghèo, biến dạng điều kiện cạnh tranh trong giao dịch kinh doanh…Tác hại mà tham nhũng đem lại vô cùng nghiêm trọng, chính vì thế mà công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng cần đƣợc đẩy mạnh hơn nữa.

Đối với việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng thì ngành thanh tra nói chung và TTCP có một vai trò hết sức to lớn. Không chỉ đơn thuần là đẩy lùi tham nhũng mà rộng hơn nữa là giúp Việt Nam ổn định chính trị, phát triển kinh tế và xã hội.

Kết quả nghiên cứu về phƣơng diện lý luận và thực tiễn vai trò của TTCP đối với việc phòng, chống tham nhũng là tiền đề có ý nghĩa quan trọng.

Để khảo sát, đánh giá thực trạng vai trò của TTCP trong thời gian qua; làm cơ sở xây dựng các giải pháp nâng cao vai trò của TTCP đối với việc phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ đối với việc phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 46)