Vai trò của Thanh tra Chính phủ đối với việc phòng, chống tham nhũng – Những nội dung cơ bản

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ đối với việc phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 41)

tham nhũng – Những nội dung cơ bản

* Thanh tra Chính phủ có vai trò tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng và ban hành các văn bản về phòng, chống tham nhũng

Đây là mặt công tác thƣờng xuyên của TTCP. Với chức năng quản lý nhà nƣớc về công tác phòng, chống tham nhũng, TTCP có trách nhiệm xây dựng văn bản pháp quy hƣớng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền. Đồng thời, TTCP cũng soạn thảo các dự thảo luật về phòng, chống tham nhũng trình Quốc hội.

Theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, TTCP có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ và Ban chỉ đạo Trung ƣơng về phòng, chống tham nhũng về công tác phòng, chống tham nhũng. Nội dung báo cáo gồm các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng do bộ, ngành, địa phƣơng ban hành theo thẩm quyền; tình hình tham nhũng, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng. Thông qua, kết quả báo cáo, TTCP tham mƣu, đề xuất với cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền điều chỉnh, ban hành các quyết định và những văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với đòi hỏi của thực tế.

Bên cạnh đó, TTCP có trách nhiệm giúp Chính phủ và Ban chỉ đạo Trung ƣơng về phòng, chống tham nhũng xây dựng báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nƣớc, tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng theo quy định của Chính phủ.

Đây là công tác quan trọng góp phần hoàn thiện thể chế, pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng thì điều căn bản đầu tiên là phải có hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng đáp ứng yêu cầu thống nhất, toàn diện, đồng bộ khả thi cao. Qua công tác thanh tra thực tiễn, TTCP phát hiện những sơ hở

trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền đƣa ra các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

* Vai trò của Thanh tra Chính phủ đối với việc tổ chức thực hiện các

nhiệm vụ về phòng, chống tham nhũng theo thẩm quyền quy định

- Tuyên truyền, hƣớng dẫn việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng:

TTCP tham gia tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản của Luật phòng, chống tham nhũng với nhiều bộ, ngành, địa phƣơng. Để Luật phòng, chống tham nhũng thực sự đi vào cuộc sống thì một nhân tố có ý nghĩa quyết định là đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nƣớc phải hiểu và nắm vững các quy định cũng nhƣ tinh thần của Luật. Do đó, công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn thực hiện pháp luật, phòng, chống tham nhũng là rất cần thiết và đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh việc hƣớng dẫn, tuyên truyền pháp luật, phòng, chống tham nhũng, TTCP xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp. Thực chất dây là hoạt động thanh tra hành chính nhƣng hoạt động này mang tính “chuyên ngành” cao. Thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, trên cơ sở đó tiến tới ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực.

- Tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng:

TTCP thực hiện vai trò phòng, chống tham nhũng của mình thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan thuộc quyền quản lý của Chính phủ. Thông qua hoạt động

kiểm tra, thanh tra của mình, TTCP xem xét, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý, bao gồm các nội dung: Công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; minh bạch tài sản, thu nhập; các quy định khác của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Ngoài ra, thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra này, TTCP còn xem xét, kết luận về trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý trong việc tổ chức có thẩm quyền xử lý. Ngoài ra, TTCP còn tổ chức, chỉ đạo, hƣớng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nƣớc. Luật phòng, chống tham nhũng quy định TTCP có trách nhiệm xây dựng hệ thống dữ liệu chung chống tham nhũng góp phần phục vụ nghiên cứu, đánh giá, dự báo về tình hình tham nhũng, xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng; giúp cơ quan thanh tra điều tra, kiểm toán và phát huy tối đa hiệu quả sức mạnh của cả hệ thống chính trị và xã hội trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

TTCP tổ chức các cuộc thanh tra nhằm phòng, ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Với chức năng và mục tiêu hoạt động đƣợc xác định nhƣ vậy, TTCP luôn thể hiện là công cụ quan trọng và hữu hiệu để đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nƣớc, thiết lập kỷ cƣơng xã hội.

Vị trí, vai trò của TTCP trong công tác phòng, chống tham nhũng cũng đƣợc thể hiện khá rõ trong các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của TTCP. TTCP có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo, hƣớng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và phòng, chống tham nhũng trong công tác thanh tra. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ; chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc phát hiện hành vi tham nhũng; thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; đôn đốc việc xử lý ngƣời có hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý cán bộ của Đảng và Chính phủ; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng; Phối hợp với Kiểm toán nhà nƣớc, Bộ Công an, Bộ quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ƣơng về phòng, chống tham nhũng trong việc cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng; tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp phòng, chống tham nhũng.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng, chống tham nhũng đƣợc áp dụng các quyền hạn của TTCP theo quy định của pháp luật; đƣợc yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia đoàn thanh tra. Yêu cầu Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo tình hình, kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vị quản lý nhà nƣớc của Chính phủ; tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại,

tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Tổ chức chỉ đạo thực hiện chƣơng trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Bên cạnh đó, chức năng, nhiệm vụ của TTCP trong công tác phòng, chống tham nhũng đƣợc quy định tại Điều 76 Luật phòng, chống tham nhũng:

“Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, TTCP có nhiệm vụ sau đây: Tổ chức,chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý; xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng”.

Vị trí, vai trò của TTCP trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn đƣợc thể hiện ở chỗ xác định phạm vị thanh tra bao gồm cả thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ của các cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nƣớc. Đối tƣợng thanh tra bao gồm cả những ngƣời có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nƣớc, do vậy có liên quan trực tiếp đến công tác phòng, chống tham nhũng bởi vì: “Tham nhũng là hành vi của người

có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.

* Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham

nhũng thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo

Cùng với việc tiến hành trực tiếp các cuộc thanh tra kinh tế xã hội, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo cũng có tác dụng to lớn đối với việc phòng, chống các hành vi tham nhũng, để đƣợc thực hiện nhiệm vụ này thì không thể coi nhẹ vai trò giám sát của nhân dân.

Công dân có quyền tố cáo với các cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Nhân dân tích cực tham gia vào công

tác chống tham nhũng, chống những biểu hiện tiêu cực của bộ máy công quyền bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có một hình thức quan trọng là qua việc khiếu nại, tố cáo. Trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo, nhiều thông tin của nhân dân đã giúp cho TTCP phát hiện những hành vi tham nhũng, quan liêu, tiêu cực của cán bộ, công chức trong bộ máy công quyền, để từ đó có những biện pháp xứ lý hữu hiệu, kịp thời. Phần lớn những tố cáo của nhân dân là có cơ sở và thực tế đã cho thấy, có rất nhiều vụ việc tham nhũng đƣợc phát hiện đầu tiên là từ những tố cáo của công dân và sau đó tiếp tục đƣợc các cơ quan chức năng làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trên tinh thần đó, pháp luật về phòng, chống tham nhũng dành nhiều điều khoản quy định về tố cáo hành vi tham nhũng. Theo đó, tố cáo hành vi tham nhũng đƣợc coi là một nguồn thông tin quan trọng trong việc phát hiện xử lý hành vi tham nhũng. Mục 3, Chƣơng III, Luật phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 06 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật phòng, chống tham nhũng quy định cụ thể về tố cáo hành vi tham nhũng.

Pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định ngoài những nguời có thẩm quyền giải quyết tố cáo nhƣ quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo thì cơ quan Công an, cơ quan thanh tra là những cơ quan đầu mối tiếp nhận các tố cáo về hành vi tham nhũng, sau đó chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc thụ lý, giải quyết theo thẩm quyền. Đặc biệt pháp luật về tham nhũng quy định đối với những tố cáo không rõ họ, tên, địa chỉ nguời tố cáo nhƣng nội dung tố cáo rõ ràng, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nghiên cứu, tham khảo thông tin đƣợc cung cấp để phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng. Tinh thần của quy định này là nhằm tận dụng, không bỏ lọt một

nguồn thông tin quan trọng trong việc phát hiện tham nhũng đó là tố cáo giấu tên vì sợ bị trả thù, trù dập.

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, nếu đƣợc thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng. Ngƣợc lại, nếu các cấp, các ngành nói chung, TTCP nói riêng không làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thì công tác phòng, chống tham nhũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nguồn thông tin quan trọng và nghiêm trọng hơn chính là sự suy giảm niềm tin của nhân dân vào quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nƣớc. Chính vì vậy, việc gắn kết chặt chẽ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân với nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng là một yêu cầu cần thiết trong định hƣớng đổi mới tổ chức và hoạt động của TTCP. Đó là những định hƣớng quan trọng cho việc xác định những chủ trƣơng, biện pháp để thực hiện thành công việc gắn kết giải quyết khiếu nại, tố cáo với nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng của TTCP trong giai đoạn hiện nay.

* Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng

Năm 2003, đƣợc sự ủy quyền của Thủ tƣớng Chính phủ, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Tổng thanh tra Chính phủ đã ký Công ƣớc Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Công ƣớc ghi nhận tính chất nguy hiểm, mức độ nghiêm trọng và những hậu quả tiêu cực của tham nhũng đối với các giá trị dân chủ, nguyên tắc pháp quyền và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia cũng nhƣ cộng đồng quốc tế. Các quốc gia cần quyết tâm phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng bằng hệ thống các biện pháp toàn diện, đa dạng và hữu hiệu. Đồng thời, các quốc gia là thành viên của Công ƣớc cần tăng cƣờng hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng thông qua hợp tác điều tra, truy tố, trao đổi thông tin thu hồi tài sản, trợ giúp kỹ thuật, gồm cả hỗ trợ tăng cƣờng năng lực xây dựng thể chế. Mục đích của việc thực hiện Công ƣớc là

hình thành một khuôn khổ pháp lý toàn cầu cho sự hợp tác các quốc gia trong hoạt động phòng, chống tham nhũng thông qua hệ thống các biện pháp phòng, ngừa chống hữu hiệu.

TTCP phối hợp với các cơ quan chức năng khác thực hiện áp dụng Công ƣớc trên tất cả các lĩnh vực của công tác phòng, chống tham nhũng, gồm: phòng ngừa, điều tra, truy tố tham nhũng và việc phong tỏa, tạm giữ, tịch thu, hoàn trả tài sản có đƣợc do phạm tội quy định trong Công ƣớc. Điều này phản ánh mong muốn của TTCP nói riêng và cả một hệ thống chính trị Việt Nam nói chung trong việc xây dựng, thực thi Công ƣớc nhƣ một công cụ phòng, chống tham nhũng toàn diện, có hệ thống, đáp ứng đƣợc yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của mỗi quốc gia cũng nhƣ từng khu vực và trên toàn thế giới.

Tham nhũng là vấn đề tƣơng đối nhạy cảm, luôn có sự gắn kết chặt chẽ với hoạt động quản lý Nhà nƣớc. Việc hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng tiềm ẩn nguy cơ chủ quyền quốc gia có thể bị ảnh hƣởng, hoặc công việc nội bộ quốc gia bị can thiệp. Do vậy, việc hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng phải đảm bảo thật sự vì mục đích phòng, ngừa, phát hiện, xử lý và khắc phục hậu quả tham nhũng, tránh sự lợi dụng nhằm mục đích

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra chính phủ đối với việc phòng, chống tham nhũng ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 41)