trung học phổ thông ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre trong thời gian tới
3.1.1. Mục tiêu
Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Giáo viên là đội ngũ quan trọng trong nhà trường vì họ là những người lao động chủ yếu, trực tiếp tạo ra sản phẩm giáo dục. Trong quá trình phát triển của nhà trường nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, việc nâng cao nhận thức cho ĐNGV là một khâu quan trọng và cần đặt lên hàng đầu, từ việc nâng cao nhận thức sẽ làm nền tảng dẫn đến việc nâng cao năng lực, nâng cao niềm tin sư phạm, phát triển tình cảm yêu nghề, yêu trẻ cho ĐNGV.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển ĐNGV phải dựa trên quy mô đào tạo, dựa trên cơ sở thực trạng ĐNGV của nhà trường và trên cơ sở mục tiêu của nhà trường đặt ra, lănh đạo nhà trường cần xây dựng quy hoạch ĐNGV phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nhà trường. Công tác này phải đảm bảo mục tiêu, đảm bảo về số lượng và chất lượng ĐNGV, có cơ cấu đội ngũ hợp lý và chất lượng.
Bố trí giáo viên đảm bảo đúng quy luật của Luật giáo dục là được giảng dạy phù hợp với trình độ và chuyên ngành đào tạo. Được phân công giảng dạy đúng định mức quy định ( đối với cấp THPT là không quá 18 tiết tuần) phải thực hiện chế độ chính sách đối với các trường hợp lao động vượt quy định (dạy thừa giờ). Trọng dụng nhân tài: Bố trí giáo viên phải đúng với năng lực sở trường điều kiện hoàn cảnh giúp họ an tâm công việc.Phát huy hết tiềm năng sẵn có và có khả năng phát triển.
Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên về mọi mặt, có đủ năng lực tham gia vào quá trình đổi mới đào tạo, thích ứng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ, theo kịp với sự phát triển xã hội và đổi mới của giáo dục phổ thông. Mặt khác, lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi mỗi giáo viên và cả đội ngũ phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm.
Công tác phát triển đội ngũ giáo viên sẽ không đem lại hiệu quả cao nếu như không thực hiện kết hợp, đồng thời với biện pháp chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần tạo môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ giáo viên. Thực tế cho thấy rằng trong quá tình quản lý một tổ chức nếu chỉ quan tâm đến việc đề ra các nguyên tắc, quy chế pháp lý các văn bản...yêu cầu giáo viên phải thực hiện mà không quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, điều kiện, môi trường cần thiết, lợi ích mà tổ chức đó đem lại cho mỗi cá nhân thì sẽ dẫn tới hiệu quả hoạt động của mỗi cá nhân chỉ mang tính đối phó, thiếu tinh thần trách nhiệm không tận tâm tận lực với công việc, với mục tiêu của tổ chức quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, là nền tảng đem lại hiệu quả, lợi ích chung của tập thể, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo các điều kiện thuận lợi cho các thành viên có thể hoạt động tốt nâng cao mức sống và phát triển toàn diện bằng con đường chính là tích cực tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập bồi dưỡng.