Đổi mới cơ chế, chính sách nhằm khích thích hiệu quả hoạt động giáo dục cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Ba Tri,

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở huyện ba tri, tỉnh bến tre hiện nay (Trang 93 - 98)

tỉnh Bến Tre

Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, là nền tảng đem lại hiệu quả, lợi ích chung của tập thể xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo các điều kiện thuận lợi cho các thành viên có thể hoạt động tốt nâng cao mức sống và phát triển toàn diện bằng con đường chính là tích cực tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập bồi dưỡng.

Công tác phát triển đội ngũ đội ngũ giáo viên sẽ không đem lại hiệu quả cao nếu như không thực hiện kết hợp đồng thời các biên pháp chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ giáo viên. Đây là nền tản đem lại hiệu quả, lợi ích chung của tập thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Có chế độ tiền lương, tiền thưởng kịp thời cho đội ngũ giáo viên và có chế độ khen thưởng cho những giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo định kỳ và đột xuất; thực hiện chế độ nâng lương trước thời hạn cho giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm học; giải quyết chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi, lợi ích chính đáng cho giáo viên và thực hiện tốt chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài, cho giáo viên có tinh thần cầu tiến, nâng cao trình độ như thạc sĩ, tiến sĩ,...

Bên cạnh đó, trong tổ chức hoạt động dạy và học chú trọng phân công giảng dạy trong từng khối có sự xen kẽ giữa giáo viên khá, giỏi và giáo viên yếu.

Không phân công GV khá, giỏi tập trung toàn bộ giảng dạy ở khối 12, mà phân công GV khá, giỏi dạy xen kẽ với GV trung bình, yếu, trong từng khối kể cả khối 11 và khối 10. Điều này vừa đảm bảo quyền lợi của HS, vừa tạo cơ hội cho GV yếu, kém tiếp cận chương trình, học hỏi đồng nghiệp. Tuy nhiên các HT phải có những yêu cầu, giao trách nhiệm rõ ràng cho những GV yếu kém trong việc giảng dạy, giáo dục HS.

Trong điều kiện đội ngũ giáo viên trường THPT huyện Ba Tri vừa thiếu, vừa không đồng bộ và chưa đủ mạnh về chuyên môn cho nên việc phân công giảng dạy đáp ứng được yêu cầu trên đồng thời phù hợp với khả năng của GV, phù hợp với yêu cầu của khối lớp, với hoàn cảnh, nguyện vọng của GV là việc làm đầy suy nghĩ của HT, đòi hỏi các HT phải dành một lượng thời gian tương đối nhiều cho hoạt động QL này.

Đảm bảo tính dân chủ và tính khoa học khi phân công giảng dạy. Để đảm bảo tính dân chủ và tính khoa học khi phân công giảng dạy CBQL cần tuân theo quy trình: đưa ra dự kiến phân công sau khi đã tham khảo ý kiến của CBQL có liên quan như Phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn..., sau đó đưa về các tổ chuyên môn thảo luận, bàn bạc, thống nhất, cuối cùng Hiệu trưởng ra quyết định phân công. Việc phân công cuối cùng phải chú ý các yêu cầu sau:

+ Phân công giảng dạy đảm bảo được định mức lao động; + Phân công GV khá, giỏi đều ở các khối lớp để làm ồng cốt; + Phân công GV dạy song song để GV có giáo án ít nhất;

+ Phân công GV dạy các môn GD Hướng nghiệp, GD Nghề, GD Ngoài giờ lên lớp hài hòa để có thể xếp thời khóa biểu một cách khoa học;

Việc sắp xếp, sử dụng GV thật sự hợp lý, đạt hiệu quả cao là một việc rất khó khăn, phức tạp, do đó cần bảo đảm các nguyên tắc sau:

+ Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo và lợi ích học tập của HS, bố trí xen kẽ GV cũ và GV mới, GV giỏi và GV yếu để họ có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau.

+ Đảm bảo khối lượng giờ dạy, kiêm nhiệm vừa phải đối với mỗi GV, đặc biệt lưu ý GV nữ đang có con nhỏ, GV có sức khỏe yếu.

+ Tìm được sự thống nhất chung giữa Hiệu trưởng, các tổ chức chuyên môn và các GV trên cơ sở ý kiến, nguyện vọng của GV, sự bàn bạc dân chủ tập thể là những yếu tố cần quan tâm để phát huy hiệu quả sử dụng đội ngũ GV.

Quản lý lao động của GV về số lượng giờ dạy, thời gian, năng suất và chất lượng lao động. Ngoài ra, để đảm bảo sử dụng tốt đội ngũ GV cần hết sức coi trọng quản lý lao động của GV, bao gồm số lượng giờ dạy, thời gian, năng suất và chất lượng lao động. Đối vói GV là quản lý giờ lên lớp, tiến độ thực hiện công tác, kết quả giảng dạy của GV, đánh giá kết quả học tập cùa HS; để quản lý lao động của GV, Hiệu trưởng cần phân công các Hiệu phó, tổ trưởng, tổ phó giúp mình trong công tác quản lý tập trung vào các nội dung sau:

+ Tổ chức cho GV nghiên cứu, nắm vững các mục tiêu môn học, ngành học, chương tình, giáo trình, các quy định, quy chế chuyên môn.

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu mà ngành giáo cho đơn vị và cá nhân.

+ Bàn bạc việc thực hiện chương trình, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khoá giúp đỡ HS tự học, tự nghiên cứu.

+ Tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy.

+ Khuyến khích GV viết giáo trình, tài liệu tham khảo và tài liệu hướng dẫn học tập cho học sinh.

+ Chỉ đạo việc sử dụng và làm đồ dùng dạy học.

+ Xây dựng tổ bộ môn thành tập thể sư phạm đoàn kết và giúp đỡ nhau tiến bộ.

Như vậy, việc bố trí, sử dụng GV vào những cương vị công tác là một việc làm đòi hỏi nhà quản lý, đặc biệt là người đứng đầu nhà trường phải dày công suy nghĩ để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục; đồng thời tạo ra những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy lao động sáng tạo của người GV.

- Sở Giáo dục & Đào tạo, nhà trường cùng các ban ngành liên quan, các tổ chức đoàn thể cần phối hợp giải quyết, thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách và các phúc lợi khác cho đội ngũ giáo viên như:

+ Thực hiện chế độ trả lương đúng thời hạn, thanh toán chế độ công tác phí, chế độ bồi dưỡng làm thêm giờ, kiêm nhiệm, nghỉ hè, nghỉ phép đầy đủ, kịp thời.

+ Thực hiện tốt chế độ thăm quan, nghỉ dưỡng khám chữa bệnh cho giáo viên.

+ Có chế độ trợ cấp đối vói những cán bộ, giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

+ Kịp thời tổ chức thăm hỏi gia đình có chuyện buồn, ốm đau, tai nạn. + Cần có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời đối vói giáo viên có nhiều thành tích trong công tác ôn thi học sinh giỏi, ôn thi tốt nghiệp THPT, giáo viên đạt các danh hiệu giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua, nhà giáo ưu tú... nhằm khuyến khích, động viên họ hoạt động tốt hơn.

+ Có chế độ hợp lý cho đội ngũ giáo viên đi học nâng cao hoặc làm công tác nghiên cứu khoa học.

+ Khuyến khích và có chế độ thoả đáng động viên cán bộ, giáo viên trong việc học tập nâng cao trình độ như: hỗ trợ học phí, tiêu chuẩn xét nâng lương, xét các tiêu chuẩn thi đua hàng năm.

+ Trong quá trình thực hiện chế độ, chính sách cần đảm bảo sự công bằng, họp tình, hợp lý, đúng người, đúng việc.

+ Thường xuyên quan tâm tìm hiểu nắm tình hình của đội ngũ giáo viên cũng như hoàn cảnh của từng giáo viên, kịp thời động viên khuyến khích cũng như kịp thời giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh.

+ Quan tâm chu đáo đến việc chăm sóc sức khỏe cho đội ngũ giáo viên phối hợp với cơ sở y tế, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong lao động, vệ sinh.

+ Không ngừng nâng cao các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí tạo sự thoải mái vui vẻ cho đội ngũ giáo viên. Phát triển phong trào ca hát, văn nghệ quần chúng, tổ chức các câu lạc bộ phát triển phong trào thể thao như cầu lông, bóng bàn... để rèn luyện thân thể.

+ Nên tổ chức các chuyển đi thăm quan nghỉ mát, giao lưu văn hóa giữa các đơn vị trường trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh vào các dịp nghỉ hè, ngày kỷ niệm, ngày lễ, tết.

+ Việc đề bạt, bố trí sử dụng cán bộ luôn quan tâm đúng mức đến những cán bộ giáo viên có trình độ, tâm huyết với nghề nghiệp phù hợp với năng lực, yêu cầu công tác và mức độ cống hiến.

- Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ giáo viên

Trước hết, các CBQL cần thấy được hoạt động quản lý tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động, là điều kiện tốt để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục học sinh.

CBQL cần tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy như phòng học, máy chiếu...Để tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho giáo viên các CBQL cần có kế hoạch trang bị trong từng năm học; kế hoạch trang bị dài hạn trong vòng 2-3 năm. Nguồn tài chính có thể huy động thêm từ Hội cha mẹ học sinh và các nhà tài trợ. Sau khi trang bị cũng cần có quy chế bảo quản, khai thác sử dụng hợp lý.

3.2.6. Bảo đảm sự phối hợp giữa các chủ thể trong quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở huyện ba tri, tỉnh bến tre hiện nay (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)