Nguyên tắc quản lý đội ngũ giáoviên trung học phổ thông 1 Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo Đảng

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở huyện ba tri, tỉnh bến tre hiện nay (Trang 29 - 31)

1.2.1.1. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo Đảng

Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã nêu: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và cả dân tộc. Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh, không có người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.

Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng các phương thức sau: Đảng đề ra Cương lĩnh, đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, kế hoạch các vấn đề về quản lý đội ngũ giáo viên. Đảng lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ và đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Để đạt được mục đích của Đảng đã nêu, trong công tác quản lý đội ngũ giáo viên, Đảng thống nhất giới thiệu những đảng viên có đủ phẩm chất, năng lực vào hoạt động lãnh đạo trong nhà trường. Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, quy chế, quy định về quản lý đội ngũ giáo viên. Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên, trước hết là đội ngũ cán bộ quản lý.

1.2.1.2. Nguyên tắc tập trung dân chủ

Nguyên tắc này đòi hỏi toàn bộ những vấn đề cơ bản, hệ trọng như đường lối, chủ trương, chính sách; đánh giá, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, đảng viên, giáo viên phải do tập thể cấp ủy chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường có thẩm quyền thảo luận dân chủ và quyết định theo đa số theo quy định của pháp luật.

Tính dân chủ thể hiện ở chỗ mọi vấn đề liên quan đến cán bộ, đảng viên, giáo viên đều được bàn bạc, thảo luận mọi người cùng biết, cùng tham gia đóng góp. Tính công khai, tính tập thể được thể hiện rộng rãi thông qua lấy ý kiến nhận xét đánh giá của nhiều người, nhiều bộ phận đối với cán bộ, đảng viên, giáo viên hay ở việt tiến hành bầu cử người lãnh đạo, quản lý, đồng thời phải tiếp thu và lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên, giáo viên không áp đặt định kiến cá nhân…. Trong trường hợp ý kiến người đứng đầu tập thể có sự khác nhau thì phải báo cáo lên cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Người đứng đầu có trách nhiệm đề xuất và tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể về cán bộ và công tác cán bộ trong lĩnh vực được phân công phụ trách. Cán bộ, đảng viên, giáo viên phải chấp hành nghiêm túc các nghị quyết, quyết định của cấp trên về cán bộ và công tác cán bộ.

1.2.1.3. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là chế độ của đời sống chính trị – xã hội trong đó Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật; các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các đơn vị kinh tế và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện Hiến pháp, Pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.

Như vậy, pháp chế xã hội chủ nghĩa trong nhà trường là sự tuân thủ và chấp hành một cách thường xuyên, chính xác, đầy đủ và nghiêm minh những quy định, quy chế… mà nhà trường ban hành. Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và các đoàn thể xã hội, sự lãnh đạo ấy không tách rời nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mỗi công đoàn, các tổ chuyên môn đều có phương thức và nguyên tắc hoạt động riêng, song tất cả đều tuân thủ theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở huyện ba tri, tỉnh bến tre hiện nay (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)