Đổi mới nội dung và phương pháp quản lý đội ngũ giáoviên trung học phổ thông ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở huyện ba tri, tỉnh bến tre hiện nay (Trang 82 - 88)

trung học phổ thông ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

* Thứ nhất, đổi mới nội dung quản lý - Đề xuất nhu cầu tuyển dụng giáo viên.

Tuyển đủ số lượng giáo viên ở các môn học, đảm bảo không thừa, không thiếu. Để tuyển đủ số lượng giáo viên các hiệu trưởng phải làm tốt công tác dự báo, chủ dộng lập kế hoạch có tính dài hạn và thông báo rộng rãi trong nhà trường để mọi người đều biết, trong đó phải tính đến các yếu tố như: giáo viên thuyên chuyển, giáo viên nghỉ hưu, giáo viên được cử dii học đào tạo đạt chuản và trên chuẩn. Để khắc phục tình trạng giáo viên một số bộ môn bị dư, các hiệu trưởng cũng cần mạnh dạn từ chối không tuyển giáo viên môn dư. Trước mắt hiệu trưởng các trường cần tập trung tuyển giáo viên ở các môn Công nghệ, Tiếng Anh, Tin học, Giáo dục nghề, Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Giáo dục Hướng nghiệp và Giáo dục ngoài giời lên lớp.

Đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, công bằng trong tuyển dụng và có vận dụng chính sách ưu tiên trong tuyển dụng với một số đối tượng theo

đúng quy định của Nhà nước, giáo viên được tuyển dụng phải đảm bảo được các tiêu chuẩn theo quy định.

Sở GD&ĐT nên tạo điều kiện, để CBQL của các trường tham gia vào hội đồng tuyển chọn để đảm bảo hơn nữa nguyên tắc dân chủ, công khai, công bằng trong tuyển chọn, đồng thời, có thể tuyển chọn được giáo viên đáp ứng được yêu cầu công việc của đơn vị mình.

Cần tăng cường cải tiến, đổi mới nội dung, cách thức tuyển chọn giáo viên vào làm việc, chú ý những phẩm chất và năng lực chuyên biệt phù hợp với nghề sư phạm. Thực hiện công khai tuyển dụng và ký kết hợp đồng theo chức danh và quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn va quyền lợi được hưởng. Tuyển dụng viên chức dự bị, đòi hỏi phải dành một tỷ lệ tối thiểu, phù hợp về biên chế hành chính để tuyển dụng những người trẻ tuổi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, được đào tạo bài bản, những sinh viên ưu tú đã tốt nghiệp vào làm theo chế độ công chức dự bị để tạo nguồn tuyển chọn lực lượng bổ sung cho đội ngũ giáo viên.

Chuyển càng sớm, càng tốt chế độ biên chế suốt đời sáng chế độ hơp đồng có thời hạn để tạo ra hệ thống quản lý mở, thường xuyên tiếp nhận những giáo viên mới có năng lực phù hợp vào làm việc và cơ chế đào thải những giáo viên không còn phù họp với yêu cầu nhiệm vụ giáo dục.

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên

Quy hoạch đội ngũ giáo viên là nội dung quan trọng trong công tác cán bộ, quy hoạch đội ngũ giáo viên phải xuất phát từ nhiệrn vụ đào tạo của nhà trường, trên cơ sở đội ngũ giáo viên hiện có và quy mô đào tạo để quy hoạch, dự nguồn cán bộ giáo viên phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của nhà trường. Vì thế, trong từng giai đoạn cụ thể, từng năm học, từng kỳ học, lãnh đạo nhà trường cần rà soát lại đội ngũ giáo viên nhà trường để có kế hoạch tuyển dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên hợp lý cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu.

Trong mỗi giai đoạn phát triển cụ thể của nhà trường, việc quy hoạch cần được tiến hành thường xuyên, cụ thể thông qua xây dựng, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ. Công tác quy hoạch cần được tiến hành nhiều lần, qua nhiều bước. Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường cần căn cứ vào nhu cầu công tác và đội ngũ giáo viên hiện có để quy hoạch tổng thể, mang tính chiến lược và cả những quy hoạch ngắn hạn nhằm đáp ứng kịp thời những nhiệm vụ của nhà trường hiện tại cũng như tương lai.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch đội ngũ giáo viên.

Muốn làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng thì phải gắn nó với quy hoạch và sử dụng đội ngũ giáo viên. Quy họach tổng thể đội ngũ giáo viên cần làm rõ số lượng, yêu cầu về cơ cấu trình độ học vấn, cơ cấu giới tính, chuyên môn đào tạo làm cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường.

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với quy hoạch, xuất phát từ quy hoạch và chỉ có hiệu quả khi gắn với sử dụng. Tránh tình trạng đào tạo, bồi dưỡng xong nhưng không bố trí, sử dụng hoặc bố trí, sử dụng không đúng với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng ban đầu để tránh tình trạng lãng phí cũng như giảm đi động lực phấn đấu vươn lên của giáo viên.

Dựa vào quy hoạch chung, tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng chức danh công chức. Trường THPT tại huyện Ba Tri cần xây dựng chính sách và kế hoạch thường xuyên tổ chức thực hiện với nhiều phương thức thích hợp để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận trong chuyên môn và trong quản lý, đặc biệt là đội ngũ giáo viên. Việc dào tạo, bồi dưỡng nên có sự kết hợp giữa tạo điều kiện của đơn vị với sự nỗ lực của từng cá nhân, trong đó sự vận động của từng cá nhân đặc biệt quan trọng. Nhà trường cần có kế hoạch tổng thể để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

Trong số các giáo viên, cần lựa chọn những cán bộ giáo viên trẻ có bản lĩnh chính trị, có năng lực và phẩm chất, có những tố chất của người quản lý như năng nổ, quyết đoán, trung thực, thẳng thắn và khả năng phát triển cao về trình độ chuyên môn đưa vào quy hoạch, đào tạo, mạnh dạn giao việc để tổ chức bồi dưỡng thành cán bộ đầu ngành, cán bộ quản lý.

- Áp dụng các cơ chế, chính sách thích hợp đối với giáo viên.

Thực tế cho thấy rằng trong quá trình quản lý một tổ chức nếu chỉ quan tâm đến việc đề ra các nguyên tắc, quy chế pháp lý, các văn bản...yêu cầu giáo viên phải thực hiện mà không quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, điều kiện, môi trường cần thiết, lợi ích mà tổ chức đó đem lại cho mỗi cá nhân thì sẽ dẫn tới hậu quả hoạt động của mỗi cá nhân chỉ mang tính đối phó, thiếu tinh thần trách nhiệm không tận tâm tận lực với công việc, với mục tiêu của tổ chức.

Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, là nền tảng đem lại hiệu quả, lợi ích chung của tập thể xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo các điều kiện thuận lợi cho các thành viên có thể hoạt động tốt nâng cao mức sống và phát triển toàn diện bằng con đường chính là tích cực tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập bồi dưỡng.

- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần tạo môi trường việc làm thuận lợi cho đội ngũ giáo viên.

Đây là vấn đề quan trọng của các cấp quản lý và cần phải đạt tới mục tiêu cơ bản sau: nâng cao mức thu nhập, mức sống của đội ngũ giáo viên; giáo viên đựợc hưởng đúng, đủ kịp thời các chính sách chế độ đãi ngộ; được quan tâm và phát huy khả năng của mình; được 1ao động trong điều kiện thuận lợi; được bảo đảm quyền công bằng dân chủ; được hoạt động trong bầu không khí đoàn kết nhân ái.

Sở Giáo dục & Đào tạo, nhà trường cùng các ban ngành liên quan, các tổ chức đoàn thể cần phối hợp giải quyết, thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách và các phúc lợi khác cho đội ngũ giáo viên như:

Thực hiện chế độ trả lương đúng thời hạn, thanh toán chế dộ công tác phí, chế độ bồi dưỡng làm thêm giờ, kiêm nhiệm, nghỉ hè, nghỉ phép đầy đủ, kịp thời; thực hiện tốt chế độ thăm quan, nghỉ dưỡng khám chữa bệnh cho giáo viên; có chế độ trợ cấp đối với những cán bộ, giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; kịp thời tổ chức thăm hỏi gia đình có chuyện buồn, ốm đau, tai nạn.

Cần có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời đối với giáo viên có nhiều thành tích trong công tác ôn thi học sinh giỏi, ôn thi tốt nghiệp THPT, giáo viên đạt các danh hiệu giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua, nhà giáo ưu tú... nhằm khuyến khích, động viên họ hoạt động tốt hơn; có chế độ hợp lý cho đội ngũ giáo viên đi học nâng cao hoặc làm công tác nghiên cứu khoa học.

Khuyến khích và có chế độ thoả đáng động viên cán bộ giáo viên trong việc học tập nâng cao trình độ như: hỗ trợ học phí, tiêu chuẩn xét nâng lương, xét các tiêu chuẩn thi đua hàng năm; trong quá trình thực hiện chế độ, chính sách cần đảm bảo sự công bằng, hợp tình, hợp lý, đúng người, đúng việc.

* Thứ hai, đổi mới phương pháp quản lý

Nhìn chung, các phưong pháp quản lý là sự vận dụng tự giác các quy luật nên chúng cần phải được sử dụng tổng hợp mới có hiệu quả. Bởi vì.

Thứ nhất, đối tượng của quản lý chủ yếu là con người, con người là tổng hòa các quan hệ xã hội, trong con người tổng hợp nhiều động cơ, nhiềụ nhu cầu và tính cách khác nhau, cho nên, phương pháp tác động lên con người cũng là phương pháp tổng hợp.

Thứ hai, mỗi phương pháp quản lý đều có những giới hạn áp dụng nhất định và những ưu, nhược điểm khác nhau, do đó, cần sử dụng chúng một cách tổng hợp để chúng có thể bổ sung lẫn nhau.

Thứ ba, các phương pháp quản lý luôn luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, vận dụng tốt phương pháp này sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng tốt phương pháp kia, nên cần sử dụng chúng một cách tổng hợp.

Tuy nhiên, việc sử dụng tổng hợp các phương pháp không có nghĩa là không có phương pháp nào chính. Việc lựa chọn phương pháp nào là chính phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể, tuy nhiên, thông thường mà nói, phưoug pháp kinh tế xét cho cùng vẫn là phương pháp quan trong nhất, vì nó thường mang lại hiệu quả rõ rệt và là tiền đồ vững chắc và lâu dài để vận dụng các phương pháp còn lại.

Trong những phương pháp nêu trên, mỗi phương pháp đều có những mặt mạnh và những mặt hạn chế của nó. Việc sử dụng cả ba phương pháp trên sẽ luôn đưa đến hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý. Chẳng hạn như phương pháp tổ chức hành chính có ưu điểm là thực hiện nhanh chóng nhưng lại không đánh vào lợi ích vật chất, do vậy, nó thiếu tính khuyên khích hoặc như phương pháp kinh tế, nếu như không có tính giáo dục thì sẽ dễ chạy theo lợi nhuận, lợi ích tối da với bất kỳ giá nào. Cả bốn phương pháp trên đều được thực hiện trong một con người cụ thể, cho nên, khi bắt đầu công việc, con người phải thông qua phương pháp tổ chức hành chính để bố trí công vỉệc, căn cứ vào mục tiêu để thực hiện, nhưng để khuyến khích họ làm việc tốt hơn thì phải sử dụng phương pháp kinh tế. Nhưng để ngăn chặn những thói hư tật xấu thì không có phương pháp nào khác hơn là phương pháp tâm lý xã hội để khuyên răn họ.

Các cán bộ quan lý nên có sự kết hợp giữa các phương pháp quản lý để hiệu quả quan lý luôn là tốt nhất. Kết hợp phương pháp tổ chức hành chính và phương pháp giáo dục, thuyết phục (tâm lý – xã hội) trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng đội ngũ giáo viên. Một mặt, lãnh đạo nhà trường phải quán triệt sử dụng giáo viên theo mục đích đào tạo, mặt khác cũng cần xuất phát từ yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo và lợi ích học tập của học sinh, bố trí xen kẽ giáo viên cũ và giáo viên mới, giáo viên giỏi và giáo viên yếu để họ có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau, đảm bảo khối lượng giờ dạy, kiêm nhiệm vừa phải đối với mỗi giáo viên, đặc biệt lưu ý giáo viên nữ đang có con nhỏ, giáo

viên có sức khỏe yếu. Bên cạnh đó, cũng cần tìm được sự thống nhất chung giữa hiệu trưởng, các tổ chức chuyên môn và các giáo viên trên cơ sở ý kiến, nguyện vọng của giáo viên, sự bàn bạc dân chủ tập thể là những yếu tố cần quan tâm để phát huy hiệu quả sử dụng đội ngũ giáo viên.

Kết hợp phương pháp kinh tế và phương pháp quản lý theo mục tiêu. Với mỗi mục tiêu cụ thể được đề ra, khi các cán bộ, giáo viên đã hoàn thành tốt mục tiêu đó, nên có sự khuyến khích, động viên về kinh tế, tinh thần, để họ cảm thấy bản thân đã được coi trọng và có những nỗ lực hơn nữa cho các mục tiêu tiếp theo. Việc phân công giảng dạy phải, đảm:bảo đựợc định mức lao động, phân công giáo viên khá, giỏi đều ở các khối lớp để làm nồng cốt, phân công giáo viên dạy các môn Giáo dục Hướng nghiệp, Giáo dục nghề, Giáo dục ngoài giờ lên lớp hài hòa để có thể xếp thời khóa biểu một cách khoa học, nhưng tất cả đều phải đảm boọ tính dân chủ và tính khoa học khi phân công giảng dạy.

Phải tùy theo công việc, con người, hoàn cảnh cụ thể và thời gian mà lựa chọn và kết hợp các phương pháp cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả quản lý cao nhất. Không có phương pháp quản lý nào là vạn năng, chiếm địa vị độc tôn, mà mỗi phương pháp có thế mạnh của nó tùy thuộc vào mỗi hoàncảnh cụ thể; để quản lý một tổ chức có hiệu quả, đòi hỏi người làm công tác quản lý phải vận dụng linh hoạt cả bốn nhóm phương pháp này.

3.2.3. Đổi mới công tác quy hoạch, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở huyện ba tri, tỉnh bến tre hiện nay (Trang 82 - 88)