Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở huyện ba tri, tỉnh bến tre hiện nay (Trang 70 - 75)

2.2.2.1. Hạn chế

* Về thực hiện nội dung quản lý

- Về đội ngũ cán bộ quản lý. Đa số CBQL chưa được đào tạo có hệ thống về khoa học quản lý làm việc chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm cá nhân, do đó tính chuyên nghiệp chưa cao. Năng lực quản lý, điều hành còn nhiều bất cập trong công tác tham mưu, xây dựng chính sách, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và thực thi công vụ. Kiến thức về quản lý nhân sự, xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế, chưa định hướng mục tiêu, giải pháp lâu dài cỏ tính chiến lược về công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên phục vụ đổi mới giáo dục giai đoạn CNH - HĐH đất nước.

- Trong công tác quy hoạch, tuyển dụng giáo viên. Công tác lập kế hoạch và phát triển đội ngũ giáo viên chưa được lãnh đạo nhà trường quan tâm đúng mức, đúng tầm, một số Hiệu trưởng chỉ quan tâm đến hiện tại mà chưa chú trọng việc dự báo như cầu phát triển đội ngũ giáo viên trong tương lai. Bên cạnh đó, mặc dù nhà trường không chủ động trong công tác tuyển dụng, nhưng vẫn còn tình trạng thiếu cân đối và hợp lý giữa các môn trong tuyển dụng, vần còn tình trạng quá thiếu hoặc thừa giáo viên ở các bộ môn.

- Trong công tác phân công nhiệm vụ, sử dụng giáo viên. Phân công giảng dạy trong từng khối chưa xen kẽ được giữa giáo viên khá giỏi với giáo viên trung bình yếu nên chưa tạo cơ hội cho giáo viên trung bình yếu học hỏi kinh nghiệm cũng như phương pháp giảng dạy từ giáo viên khá giỏi.

- Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Một số giáo viên chưa có ý thức trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nên đôi khi công tác này chưa thật sự đem lại hiệu quả. Bên cạnh đó, kinh phí cho hoạt động

đào tạo, bồi dưỡng giáo viên còn ít ỏi, do đó cũng hạn chế về việc giáo viên tham gia các chương trình bồi dưỡng theo nhu cầu. Ngoài ra, thời gian dành cho cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng không nhiều và không liên tục, do đó, hiệu quá cũng không được như mong muốn.Việc triển khai các biện pháp theo dõi quản lý tổng kết - đánh giá - rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các giáo viên chưa được Hiệu trưởng quan tâm nhiều. Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên như: Mời chuyên gia báo cáo chuyên đề tại trường, cử giáo viên dự các lớp bồi dưỡng ngoài trường, khuyến khích tự nghiên cứu, tham quan thực tế, học tập kinh nghiệm...Tuy đã được tổ chức, phát động nhưng các biện pháp tiến hành, theo dõi, kiểm tra, đánh giá không kịp thời nên chưa khuyến khích được những giáo viên tham gia tích cực cũng như chưa chấn chỉnh được những giáo viên kém ý thức nâng cao trình độ.

- Thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo viên. Mặc dù nhà trường đã thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với giáo viên nhưng kinh phí các nguồn còn thấp nên đôi khi cũng chưa kích thích được giáo viên trong các hoạt động. Ngoài ra, một số trường chưa chú ý trong việc tạo điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi cho giáo viên để họ có thể phát huy hết được năng lực và sở trường của mình.

* Hạn chế trong sử dụng phương pháp quản lý

Các cán bộ quản lý vẫn chưa thực sự biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp quản lý. Nếu quá lạm dụng phương pháp tổ chức hành chính sẽ dễ dẫn tới tình trạng quan liêu, mệnh lệnh, sự áp đặt của các quyết định quản lý làm cho người chịu sự quản lý dễ bị rơi vào trạng thái bị động. Việc quá áp đặt phải thực hiện bằng được mục tiêu đề ra cũng làm cho không chỉ người quản lý mà cả các giáo viên cũng cảm thấy bị áp lực. Một số cán bộ quản lý khi sử dụng phương pháp kinh tế cũng chưa thực sự biết cách kết hợp các kích thích vật chất và tinh thần trong quá tìinh quản lý đội ngũ giáo viên.

Quá coi trọng kích thích vật chất sẽ tầm thường hóa giáo viên và lại cũng không phù hợp với môi trường giáo dục. Ngược lại, quá coi trọng kích thích tinh thần sẽ rơi vào chủ nghĩa duy ý chí.

2.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế * Nguyên nhân khách quan

- Đội ngũ giáo viên trường THPT được hình thành từ nhiều nguồn, nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều và có những mặt chưa theo kịp yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới.

-Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy. Đa số các trường chưa có hệ thống các phòng chức năng, thiết bị dạy học cũng như các điều kiện hỗ trợ dạy học chưa thật sự đáp ứng được điều kiện dạy học trong giai đoạn đổi mới và phát triển giáo dục.n

- Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động giảng dạy còn eo hẹp, không tạo điều kiện thuận lợi để CBQL có thể thực hiện các biện pháp tích cực trong quản lý, đặc biệt là trong công tác đổi mới PPDH, tổ chức chuyên đề, tham quan thực tế, giao lưu học hỏi cho giáo viên.

- Các cán bộ quản lý thực sự vẫn chưa có được một cơ chế quản lý tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý nhà trường và đặc biệt là quản lý đội ngũ giáo viên. Thực tế việc xét tuyển giáo viên vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến đội ngũ giáo viên không đồng bộ và ảnh hưởng nhiều đến chết lượng đội ngũ giáo viên.

- Cải cách giáo dục ở cấp THPT đã có thêm một số môn học như công nghệ, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề, nhưng không có giáo viên chuyên trách.

- Chính sách, chế độ đãi ngộ dành cho giáo viên, CBQL còn thấp so với các ngành khác. Lương và phụ cấp tiền lương của giáo viên, CBQL chưa đảm bảo mức sống tối thiểu và chưa thực sự làm họ yên tâm với công việc, dẫn đến

phải làm thêm, dạy thêm để tăng thu nhập, ít dành thời gian tự học,nghiên cứu khoa học, chưa quan tâm đúng mức cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy.

Tất cả các yếu tố trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT trên địa bàn huyện Ba Tri.

* Nguyên nhân chủ quan

- Một số CBQL chưa thực sự chủ động trong việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, chưa khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong công tác quản lý nhà trường.

- Một số CBQL chưa thực sự quản lý toàn diện nhà trường, chưa có biện pháp quản lý chuyên môn cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường do đó chưa phát huy hết khả năng giảng dạy và giáo dục trong đội ngũ giáo viên.

- Năng lực quản lý, khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn của một số CBQL còn hạn chế, lúng túng nhất là đối với CBQL tuổi đời còn trẻ, mới được bổ nhiệm, chưa qua lớp bồi dưỡng quản lý, thiếu kinh nghiệm thực tế.

- Một số CBQL chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cho CBQL do đó chưa xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ kế cận.

- Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo chuẩn đào tạo nhưng thực chất đội ngũ đó còn nhiều hạn chế. Một số giáo viên đào tạo lâu, tuổi đời cao, không thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để cập nhật kiến thức mới. Một số giáo viên chưa tích cực đối mới PPDH để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Nhiều giáo viên mới ra trường có kiến thức nhưng kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế. Có thể nói những hạn chế trên của đội ngũ giáo viên là nhân tố tác động trực tiếp mạnh mẽ tới hiệu quả quản lý chuyên môn của CBQL và năng lực chuyên môn của giáo viên.

Tiểu kết chƣơng 2

Cán bộ quản lý trường THPT trên địa bàn huyện Ba Tri đã có những nhận thức đúng đắn và quan tâm đến công tác quản lý đội ngũ giáo viên. Nhưng nhìn, chung hiệu quả của công tác này chưa cao, chưa sử dụng và phát huy hết năng lực sẵn có của đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên vẫn chưa thật sự chủ động, sáng tạo trong công tác giảng dạy, ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Vì vậy, để có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo của nhà trường mà đội ngũ giáo viên là lực lượng đóng vai trò quyết định và công tác quản lý đội ngũ giáo viên của các cán bộ quản lý là rất quan trọng. Việc phân tích thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tại huyện Ba Tri sẽ là cơ sở quan trọng để đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ giáo viên THPT trên địa bàn huyện Ba Tri.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở huyện ba tri, tỉnh bến tre hiện nay (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)