Ưu điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở huyện ba tri, tỉnh bến tre hiện nay (Trang 55 - 70)

2.2.1.1. Ưu điểm

* Về thực hiện nội dung quản lý

Thứ nhất, về công tác quy hoạch, tuyển dụng giáo viên

Giáo dục phổ thông được coi là “xương sống” của ngành GD-ĐT. Chất lượng giáo dục phổ thông đảm bảo là yếu tố quan trọng để ngành GD-ĐT phát triển. Muốn ngành giáo dục phổ thông được phát triển đòi hỏi chất lượng từ đội ngũ giáo viên. Do đó, công tác quy hoạch, tuyển dụng giáo viên có vai trò quan trọng trong quản lý đội ngũ giáo viên, đây là khâu quan trọng đầu tiên, nó chi phối đến hầu hết các hoạt động quản lý khác của Hiệu trưởng, là khâu có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng và của ngành giáo dục nói chung.

Bảng 2.7: Số lượng cán bộ quản lý trường THPT ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre được quy hoạch các năm học 2015-2016; 2016-2017; 2017-2018

Trƣờng THPT

2015-2016 2016-2017 2017-2018

Hiệu trƣởng Hiệu phó Hiệu trƣởng Hiệu phó Hiệu trƣởng Hiệu phó

Phan Th Giản 3 6 3 7 3 6 Phan Ng Tòng 2 5 3 5 3 7 Phan Liêm 2 4 3 6 2 6 Tán Kế 2 5 2 5 3 5 Sương Ng Anh 2 5 3 6 3 6 Cộng 11 25 14 29 14 30

Bảng 2.8: Số lượng giáo viên trường THPT ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre được tuyển dụng, luân chuyển các năm học 2015-2016; 2016-2017; 2017-2018 Trƣờng THPT 2015-2016 2016-2017 2017-2018 GV tuyển dụng GV luân chuyển GV tuyển dụng GV luân chuyển GV tuyển dụng GV luân chuyển Phan Th Giản 2 0 1 1 0 0 Phan Ng Tòng 1 1 1 0 2 0 Phan Liêm 0 0 3 1 0 1 Tán Kế 0 0 1 0 2 0 Sương Ng Anh 2 1 0 1 0 0 Cộng 5 2 5 3 4 1

Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Bến Tre [46].

- Về công tác quy hoạch cán bộ quản lý

Các trường THPT trên địa bàn huyện Ba Tri đều xếp hạng trường hạng 1 nên theo quy định đội ngũ CBQL gồm 01 Hiệu trưởng và không quá 03 Phó Hiệu trưởng. Hiện tại 5 trường đều đủ số lượng CBQL.

Hàng năm, các trường đều lập quy hoạch CBQL báo cáo về Sở GD&ĐT đưa vào diện quy hoạch nguồn cán bộ. Công tác quy hoạch được thực hiện giới thiệu từ các Tổ chuyên môn, đoàn thể, lãnh đạo chính quyền và được lấy phiếu tín nhiệm theo các quy định chung. Mỗi chức danh có số lượng ứng viên nguồn từ 2 người trở lên.

- Việc tuyển dụng giáo viên

Hiện nay công tác tuyển dụng giáo viên còn nhiều bất cập. Các trường THPT nơi trực tiếp sử dụng đội ngũ giáo viên nhưng không được quyền tuyển dụng giáo viên mà chỉ tham gia ý kiến vào việc bổ nhiệm xếp ngạch viên chức, tiếp nhận, bố trí công việc cho giáo viên mới được tuyển dụng theo quyết định tuyển dụng và phân công công tác của Sở GD&ĐT. Do đó, các trường không chủ động được nguồn giáo viên; không tuyển được những giáo viên cần thiết, có chất lượng và trình độ đúng với yêu cầu của nhà trường, số

lượng giáo viên, do Sở GD&ĐT tuyển dụng 3 năm qua với 5 trường THPT ở huyện Ba Tri rất ít. Nguyên nhân do số giáo viên nghỉ chế độ ít, không có nhu cầu bổ sung, số giáo viên mới không phải 100% được tuyển dụng mà chủ yếu là giáo viên đang giảng dạy tại các trường trong tỉnh được Sở GD&ĐT điều động về trường.

- Việc luân chuyển giáo viên

Việc luân chuyển giáo viên được hiểu là việc điều động giáo viên thay đổi đơn vị công tác có thời hạn theo quy định nhằm đảm bảo sự cân đối, công bằng đối với giáo viên giữa các huyện, nơi công tác. Trong ngành giáo dục Bến Tre và ở huyện Ba Tri, việc luân chuyển giáo viên hàng năm chưa có quy định rõ ràng và chưa thực hiện được. Hiện tại, Sở GD&ĐT có xây dựng Quy chế biệt phái giáo viên trong toàn ngành. Quy chế này quy định về thời gian biệt phái, đơn vị trả lương, quản lý giáo viên biệt phái theo yêu cầu điều động của Sở GD&ĐT căn cứ nhu cầu giáo viên thừa, thiếu hàng năm.

Thứ hai, về công tác sử dụng, điều hành giáo viên

Muốn phát triển chất lượng giáo dục của nhà trường, đội ngũ giáo viên của nhà trường phải được bố trí, sử dụng hợp lý. Bởi lẽ sử dụng không hợp lý đội ngũ giáo viên sẽ làm giảm ý chí, khả năng hoạt động của giáo viên và có ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục chung của toàn trường.

Bảng 2.9: Số liệu về công tác giáo viên trường THPT ở huyện Ba Tri năm học 2017-2018

Trƣờng THPT Tổng số GV Dạy dứng chuyên

môn đào tạo

Có kiêm dạy chéo môn Số GV có kiêm nhiệm công tác khác Ghi chú Phan Th Giản 68 58 8 8 Phan Ng Tòng 53 50 4 4 Phan Liêm 58 55 4 6 Tán Kế 54 50 3 5 Sương Ng Anh 56 51 5 6 Cộng 289 264 24 29 Tỉ lệ % 100 91,34% 8,8% 10,03%

- Giáo viên THPT được đào tạo có trình độ đại học 04 năm theo môn học, hiện tại hầu hết giáo viên được đào tạo 1 môn, nhưng cũng có trường đại học đào tạo giáo viên dạy 2 môn như GDCD-Lịch sử, Vật lý- KTCN; Toán- Tin. Chương trình đào tạo của các trường đại học đối với giáo viên 2 môn thường gồm 70% cho môn 1; 30% cho môn 2.

- Các trường THPT căn cứ phân phối chương trình các bộ môn phải giảng dạy cho học sinh và số lượng giáo viên các môn hiện có để phân công giáo viên giảng dạy đảm bảo đủ số tiết theo quy định của chương trình. Hiện tại, các trường THPT có 90,9% giáo viên được dạy đúng chuyên môn đào tạo. V í dụ: Giáo viên có bằng đại học sư phạm Toán, Ngữ văn được dạy Toán, Ngữ văn. Tuy nhiên vẫn còn 9,1% giáo viên phải dạy chéo ban hoặc kiêm thêm dạy chéo ban. Ví dụ: giáo viên Vật lý phải dạy kiêm thêm vài lớp Công nghệ lớp 11, 12 (phần KTCN); giáo viên thể dục kiêm thêm dạy Giáo dục QPAN; giáo viên Lịch sử kiêm dạy GĐCD vả giáo viên GDCD kiêm thêm dạy môn Lịch sử.

Nhìn chung các trường đã bố trí, phân công giảng dạy giáo viên theo đúng chuyên môn đào tạo và năng lực của giáo viên. Đối với các môn dạy chéo ban hoặc kiêm dạy chéo ban do không có giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành các trường đều bố trí số lớp hạn chế và ở khối lớp 10. Một số đơn vị đã tích cực cử giáo viên đi học văn bằng 2 để đảm bảo đủ giáo viên đúng chuyên ngành đào tạo chuẩn tham gia giảng dạy cho học sinh.

Ngoài công tác giảng dạy trên lớp, giáo viên phải tham gia các hoạt động giáo dục khác của nhà trường như: chủ nhiệm lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục ngoài giờ lên lớp và tham gia các công tác quản lý như: Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn, Tổ công đoàn, Đoàn thanh niên, hội Chữ thập đỏ... Theo thống kê năm học 2017-2018, ở 5 trường THPT tại Ba Tri có 95,2% giáo viên có kiêm nhiệm công tác khác ngoài công tác giảng dạy, giáo dục theo phân phối chương trình, số ít giáo viên kiêm nhiệm 2 công tác trở

lên như: Tổ trưởng chuyên môn, Chủ nhiệm lớp, giáo dục hướng nghiệp hoặc Tổ phó chuyên môn kiêm tổ trưởng tổ công đoàn...

Thứ ba, về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Đào tạo, bồi dưỡng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng và phát triểnn đội ngũ giáo viên. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Quan điểm của Đảng về “tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên” vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển giáo dục và đào tạo, vừa là cơ sở vững chắc để lập quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục.

Trong công tác quản lý, Hiệu trường cần nắm chắc ĐNGV và quy trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên: Thẩm định kết quả làm việc, phân tích yêu cầu kết quả công việc; phân tích tổ chức; nghiên cứu nguồn năng lực. Có nhiều hình thức tổ chức bồi dưỡng khác nhau, trong đó phổ biến nhất là bồi dưỡng tại chỗ; bồi dưỡng diễn ra bên ngoài nơi làm việc và quan trọng là quá trình tự bồi dưỡng của giáo viên

Bảng 2.10: Số lượng giáo viên THPT ở Ba Tri được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, lý luận chính trị, nghiệp vụ QLNN các năm học 2015-2016; 2016-2017; 2017-2018

Trƣờng THPT

2015-2016 2016-2017 2017-2018

Chuyên môn Nghiệp vụ, LLCT, QLNN

Chuyên môn

Nghiệp vụ, LLCT, QLNN

Chuyên môn Nghiệp vụ, LLCT, QLNN Phan Th Giản 5 4 6 6 5 6 Phan Ng Tòng 4 3 5 4 4 3 Phan Liêm 3 4 5 4 5 6 Tán Kế 4 5 6 7 5 7 Sương Ng Anh 3 6 4 5 4 6 Cộng 19 22 26 26 23 28

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn là việc các trường cử giáo viên đi học nâng cao về chuyên môn như Thạch sĩ, tiến sĩ hoặc cử nhân văn bằng 2,…

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về lý luận chính trị, nghiệp vụ, quản lý nhà nước bao gồm việc cử cán bộ, giáo viên tham gia các lớp lý luận chính trị Cao cấp, Trung cấp; tham gia các lớp học lấy chứng chỉ chương trình chuyên viên, chuyên viên chính; các lớp quản lý giáo dục do ngành giáo dục mở và các lớp bồi dưỡng Tin học, ngoại ngữ…

Các năm gần đây, các trường THPT trên địa bàn huyện Ba Tri rất chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên nhằm đặt các tiêu chí, tiêu chuẩn trường THPT chuẩn quốc gia và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Hằng năm các trường có quy hoạch, kế hoạch và cử đi học Thạc sỹ, lý luận chính trị, quản lý giáo dục, quản lý nhà nước, số lượng giáo viên đi học thạc sỹ các trường mỗi năm khoảng từ 2, 3 giáo viên trở lên. Đối với công tác đào tạo, nâng cao trình độ lý luận chính trị (cao cấp, trung cấp), quản lý nhà nước (chuyên viên, chuyên viên chính) còn hạn chế do phụ thuộc vào chỉ tiêu cấp ủy, chính quyền cấp trên giao cho các trường.

Từ năm 2017-2018, các trường dự kiến sẽ tăng số lượng giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, nghiệp vụ, chuyên môn để đáp ứng tiêu chuẩn dự thi nâng hạng giáo viên theo quy định mới của Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT.

THPT đều triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên. Trong một năm học, giáo viên THPT phải thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên với thời lượng 120 tiết. Chương trình, quy chế, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên thực hiện theo các Thông tư số 30, 31, 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT; Thông tư 26/2012/TT-BGD&ĐT ngày 10/7/2012 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Các trường THPT trên địa bàn huyện Ba Tri đã triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên. 100% giáo viên được tập huấn, học tập chính trị, tham dự các hội thảo, hội nghị triển khai về nhiệm vụ năm học, về chương trình, các quy định mới trong năm học của các cấp. Thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên trong cả năm học và có đánh giá, xếp

Bảng 2.11: Số liệu về công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trường THPT huyện Ba Tri năm học 2017-2018

Trƣờng THPT Tổng số GV Đƣợc tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn xếp loại BĐTX năm 2017-2018 Giỏi Khá TB Không dạt Phan Th Giản 77 77 27 45 5 0 Phan Ngọc Tòng 48 48 8 33 7 0 Phan Liêm 56 56 7 43 6 0 Tán Kế 52 52 4 42 6 0 Sương Ng Anh 56 56 3 48 5 0 Cộng 289 289 49 211 29 0 Tỉ lệ % 100% 100% 16,96% 73,01% 10,03% 0%

Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Bến Tre [46].

Ngoài công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước cho đội ngũ giáo viên, hàng năm các trường

loại, được Sở GD&ĐTcấp giấy chứng nhận nếu hoàn thành chương trinh bồi dường thường xuyên của năm học. 100% giáo viên tham gia bồi dưỡng thường xuyên xếp loại từ trung binh trở lên, trong đó có 90% giáo viên xếp loại khá, giỏi.

Thứ tư, về xây dựng quy chế, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên

Công tác phát triển đội ngũ giáo viên sẽ không đem lại hiệu quả cao nếu như không thực hiện kết hợp, đồng thời với các biện pháp chăm lo đến đời sống vất chất tinh thần, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ giáo viên. Đây là nền tảng đem lại hiệu quả, lợi ích chung của tập thể nhằm nâng cao chất lượng giáo viên trong nhà trường.

Đa số các trường đều xây dựng và cụ thể hóa các bảng lượng hóa thi đua, phổ biến đến từng tổ, từng giáo viên biết và thực hiện. CBQL đã cụ thể hóa từng mục, điểm cộng, điểm trừ, thang điểm xếp loại...rất chi tiết, cụ thể, điều này đã tạ động lực cho giáo viên phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên, khi việc này đưa vào áp dụng thì vẫn còn một số bất cập về quy trình và quan điểm đánh giá. Có trường hợp còn chủ quan, thiếu công bằng khi đánh giá giáo viên giữa tổ này với tổ khác, giáo viên với các tổ trưởng. Chẳng hạn như giáo viên có điểm thi đua cao hơn các tổ trưởng nhưng khi xếp thi đua lại đứng sau các tổ trưởng và nhà trường cho rằng tổ trưởng gánh vác nhiều việc và có nhiều cống hiến cho nhà trường hơn. Do đó, đôi khi có một vài giáo viên bất mãn và công tác này có lúc, có nơi chua thật sự tạo động lực tốt cho đội ngũ giáo viên vươn lên trong học tập và giảng dạy. Việc trang bị các thiết bị phục vụ cho giảng dạy chưa thực sự tốt, không có phòng thí nghiệm thực hành, đặc biệt thiếu phòng bộ môn, phòng thiết bị. Như vậy các điều kiện chưa được đảm bảo nêu trên phần lớn là do khách quan, tuy nhiên với cơ sở vật chất hiện có, các trường đã cố gắng hết mình nằăm tạo điều kiện tốt nhất phục vụ cho dạy và học.

Trong 5 trường THPT trong huyện đều không có nhà công vụ cho giáo viên đến công tác, các giáo viên ở tỉnh khác đến phải ở nhà trọ. Do đó, ít nhiều cũng ảnh hưởng phần nào đến tâm lý giáo viên, làm cho họ chưa yên tâm trong công tác. Ông bà ta có câu “An cư mới lập nghiệp”.

Việc thực hiện chế độ lương, phụ cấp và định mức thù lao cho giáo viên ở các trường đã được tổ chức thực hiện nghiêm túc, công bằng và hợp lý. Việc giải quyết chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi, lợi ích chính đáng của giáo viên ở mức độ. nhất định và kích thích giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nâng suất lao động và hiệu suất cộng việc, thúc đẩy việc sắp xếp tỏ chức bộ máy gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả.

Tuy nhiên, chế độ tiền lương, phụ cấp, giải quyết thù lao cho giáo viên còn nặng tính bình quân, bao cấp. Việc trả lưong theo thâm niên và biên chế không thực sự kích thích giáo viên phát huy hết khả năng để thục hiện tốt nhiệm vụ được giao. Không bảo đảm công bằng giữa những người đi học nâng cao trình độ và người không đi học, giữa người làm nhiều và người làm ít. Nguyên nhân chính là trường chưa được thực hiện triệt để cơ chế tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính. Chế độ biên chế tạo ra sức quá lớn và không ít cán bộ còn làm việc với phong cách bảo thủ, thụ động, tác phong quán liêu, chậm đổi mới, lề lối làm việc còn thiếu tính chuyên nghiệp cao.

Bên cạnh đó, đối với những giáo viên có thành tích xuất sắc như giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua, giáo viên có học sinh giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên dạy lớp 12 có tỉ lệ đậu cao..., ngoài kinh phí khen thưởng trong ngân sách, nhà trường còn phối họp với Ban đại diện phụ huynh học sinh hỗ trợ khen thưởng thêm cho những giáo viên này, đồng thời lấy đó làm căn cứ để xét thi đua cuối năm, xét nâng lương trước thời hạn cho giáo viên. Dù các khoản khen thưởng đó không nhiều nhưng thể hiện được sự quan tâm của Ban

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở huyện ba tri, tỉnh bến tre hiện nay (Trang 55 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)