1.2.3.1. Phương pháp quản lý
Phương pháp quản lý là các biện pháp tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Các phương pháp quản lý đội ngũ giáo viên hết sức đạ dạng và phong phú. Dựa vào nội dung và cơ chế hoạt động quản lý, có phương pháp giáo dục, phương pháp tổ chức hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp tự quản lý. Nếu dựa vào chức năng tổ chức thì có các phương pháp: phương pháp kế hoạch hóa, phương pháp tổ chức, phương pháp chỉ đạo và phương pháp kiểm tra. Ngoài ra, người ta còn chia các phương pháp quản lý thành hai nhóm: Các phương pháp mang tính bắt buộc và các phương pháp mang tính khuyến khích, động viên.
Trong quản lý giáo dục nói chung và quản lý đội ngũ giáo viên nói riêng, cách phân loại được áp dụng nhiều và phù hợp là dựa vào nội dung, cơ chế hoạt động quản lý, đó là;
Thứ nhất, phương pháp giáo dục, thuyết phục
Là cách thức tác động vào nhận thức và tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ. Phương pháp giáo dục có ý nghĩa to lớn trong quản lý đội ngũ giáo viên của trường. Đặc trưng của biện pháp này là tính giáo dục và kích thích tinh thần làm việc, nâng cao hiệu quả công việc.
Thứ hai, phương pháp tổ chức hành chính
Là tổng thể các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý dựa trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực nhà nước’’ [36, tr. 163]. Các mối các hệ tổ chức và quyền uy xuất hiện ở tất cả các tổ chức giáo dục, các cấp bậc QLGD và các cơ sở giáo dục. Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là sự cưỡng bức đơn phương của chủ thể quản lý. Quan hệ ở đây là quan hệ giữa quyền uy và phục tùng, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cá nhân và tổ chức, cấp trên ra lệnh, cấp dưới buộc phải chấp hành.
Có nhiều hình thức thực hiện phương pháp này, đó là luật như luật giáo dục, điều lệ như điều lệ trường THPT; quy chế như quy chế tổ chức và hoạt động của các trường dân lập, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, các văn bản hành chính, mệnh lệnh...
Thứ ba, phương pháp kinh tế
Là tổng thể các tác động đến con người thông qua lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần, nhằm phát huy ở họ tiềm năng, trí tuệ, tình cảm, ý chí, trách nhiệm và quyết tâm hành động vì lợỉ ích chung của tổ chức [36, tr. 165].
Những kích thích vật chất có thể kể như: các thang, bậc lương, tiền thưởng, điều kiện sinh hoạt, lao động,...có ý nghĩa tích cực đối với giáo
viên, khiến họ lao động nhiều hơn, tốt hơn, có năng suất hơn để có những cống hiến xứng đáng cho tập thể.
Những kích thích về tinh thần có thể kể như: phong danh hiệu thi đua, danh hiệu giáo viên giỏi các cấp, nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân,... ngoài ra, các kích thích về chính trị (như kết nạp Đảng), về khoa học (như tạo điều kiện cho giáo viên đi học sau đại học...) cũng thuộc loại kích thích tinh thần.
Điều cần lưu ý là cần kết hợp các kích thích vật chất, tinh thần trong quá trình quản lý đội ngũ giáo viên. Quá coi trọng kích thích vật chất sẽ tầm thường hóa giáo viên và lại cũng không phù hợp với môi trường giáo dục. Ngược lại, quá coi trọng kích thích tinh thần sẽ rơi vào chủ nghĩa duy ý chí.
1.2.3.2. Công cụ quản lý
Công cụ quản lý đội ngũ giáo viên là những phương tiện, những giải pháp của chủ thể quản lý nhằm định hướng, dẫn dắt, khích lệ, điều hòa, phối hợp và đánh giá kết quả hoạt động của các thành viên trong tổ chức giáo dục hướng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Các loại công cụ quản lý đội ngũ giáo viên gồm:
- Chính sách, pháp luật. Các chủ trương chính sách của nhà nước, luật pháp, pháp lệnh, nghị quyết, các văn bản, của các cơ quan có chức năng và thẩm quyền nhà nước ban hành như Nghị quyết của Đảng về Giáo dục và các vấn đề liên quan: Luật Giáo dục, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ…
- Công cụ kinh tế. Công cụ hạch toán, chi tiêu trong giáo dục, công cụ thống kê, xác suất... như hướng dẫn chỉ tiêu trong giáo dục, hướng dẫn phân bổ ngân sách trong giáo dục…
- Công cụ giáo dục, truyền thông. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo, tạo dư luận đồng thuận trong việc xây dựng, ban hành các văn bản, các chủ trương chính sách của ngành giáo dục. Nhằm giúp cho
người dân, phụ huynh, học sinh và xã hội nhận thức sâu sắc các vấn đề đổi nới của lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay.