Nội dung quản lý quản lý đội ngũ giáoviên trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở huyện ba tri, tỉnh bến tre hiện nay (Trang 31 - 35)

và vận dụng tốt các nguyên tắc khác như: Thực hiện bình đẳng giới; có chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với giáo viên là người có tài năng, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, giáo viên làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước.

1.2.2. Nội dung quản lý quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thông

Một là, quy hoạch và tuyển dụng đội ngũ giáo viên

Quy hoạch cán bộ là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhằm đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong một thời gian nhất định.

Quy hoạch giáoviên là sự chuẩn bị thận trọng, công phu, có tầm nhìn xa, có quan điểm rõ ràng trong sự đánh giá, lựa chọn đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp đội ngũ, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu tổ chức nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn.

Công tác quy hoạch, rà soát, bố trí, sắp xếp tổ chức và đội ngũ giáo viên có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển của nhà trường. Công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên mang tính kế hoạch rất cao, đó là kế hoạch về tuyển chọn, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng con người bằng công việc, qua công việc. Thông qua quy hoạch nhằm điều chỉnh, bổ sung về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên giúp cho đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt chuẩn về trình độ.

Trong công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên cần quán triệt những quan điểm của Đảng, bảo đảm nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với việc phát huy

trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Quy hoạch đội ngũ giáo viên phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của nhà trường, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên hiện có, dự kiến khả năng phát triển của họ và tính đến khả năng bổ sung nguồn từ bên ngoài.

Việc bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên luôn gắn liền với xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy. Quy hoạch, rà soát, bố trí, sắp xếp, tổ chức bộ máy và đội ngũ giáo viên một cách khoa học, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của nhà trường sẽ luôn mang lại chất lượng mới cho đội ngũ giáo viên và đảm bảo sự đoàn kết nhất trí trong tập thể lãnh đạo và trong toàn trường. Quy hoạch tổng thể đội ngũ giáo viên cần làm rõ số lượng, yêu cầu trình độ học vấn, cơ cấu chuyên môn của từng ngành đào tạo, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường.

Việc tuyển dụng giáo viên phải đảm bảo nhiều yếu tố quan trọng như đảm bảo tính phân cấp, tính công khai, minh bạch trong quy trình tuyển dụng, tiêu chí tuyển dụng hợp lý, đảm bảo tính hợp lý giữa các bộ môn, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên, để thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Hai là, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức hình thành và phát triển hệ thống các tri thức, kỹ năng, thái độ để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể vào đời hành nghề một cách năng suất, hiệu quả.

Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc (UNISCO) nhận định rằng: “Bồi dưỡng với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp" [21].

Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thực chất là xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục. Đào tạo và bồi dưỡng là hai mặt của một thể thống nhất, trong đó bồi dưỡng giáo viên với ý nghĩa đào tạo tiếp tục là yêu cầu cấp thiết để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và đổi mới cơ cấu tri thức. Vì vậy, người lãnh đạo phải nhận thức đúng đắn mối quan hệ bản chất giữa “dùng người” và “bồi dưỡng người”, “bồi dưỡng người” là để “dùng người” tốt hơn nữa, người quản lý phải cỏ tầm nhìn chiến lược, phải coi trọng việc đầu tư trí tuệ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý [57, tr. 50], [21, tr. 38].

Xã hội hiện nay đang hướng đến tới xây dựng “một xã hội học tập” và “học tập suốt đời” thì việc đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng là điều tất yếu và nó phải trở thành nhu cầu của mỗi cá nhân.

Trong bối cảnh đất nước hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên càng phải được chú trọng hơn lúc nào hết. Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, năng cao trình độ đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm số lượng, nâng cao chất lượng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới” [3]. Mặt khác, lao động giáo viên là một loại lao động đặc biệt, nó mang tính đặc thù về đối tượng, phương tiện, thời gian và sản phẩm lao động. Việc này đòi hỏi người thầy phải có kiến thức sâu rộng, có kiến thức về tâm lý học, giáo dục học, người giáo viên phải năng động sáng tạo, yêu nghề và có nhân cách.

Nhân cách của người là một trong những phương tiên giáo dục giáo dục hữu hiệu nhất của ngưởi thầy, Bác Hồ đã từng nói “Nghề dạy học trước hết phải đem cả con người và cuộc đời của mình ra mà dạy sau đó mới dùng lời để dạy”. Do đó, để tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thiện hơn nữa nhân cách của người thầy, nhà trường cần chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi

dưỡng cả hai mặt của nhân cách đó là năng lực và phẩm chất. Có như vậy, mới tạo ra những người thầy thật có tâm và thành thạo về phương pháp. Từ đó, lao động sư phạm của người thầy mới có hiệu quả. Hiệu quả và sản phẩm sư phạm của người giáo viên là chất lượng giáo dục, nó biểu hiện cụ thể ở nhân cách của học sinh. Đây là nét khác biệt nổi bật giữa lao động sư phạm và các loại lao động khác. Lao động của giáo viên vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật và có tính nhân đạo, là lao động vừa phức tạp, vừa tinh tế. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn tích cực trao đồi, học tập, tự nghiên cứu, học hỏi để ngày càng hoàn thiện hơn nữa về năng lực và phẩm chất của mình, đáp ứng yêu cầu mới của thời đại, đó là những người vừa hồng vừa chuyên để có thể phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

Ba là, xây dựng quy chế hoạt động và chế độ đãi ngộ cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Quy chế hoạt động đối với giáo viên có ý nghĩa rất quan trọng, nó chi phối mạnh mẽ việc hình thành tiềm năng và phát huy tiềm năng, sự nhiệt tình, gắn bó của giáo viên với công việc. Quy chế đối với giáo viên cũng ảnh hưởng tới chất lượng công tác của giáo viên. Đặc biệt, trong cơ chế thị trường hiện nay, chế độ chính sách đối với giáo viên mới chỉ đáp ứng những đòi hỏi trước mắt mà chưa tính đến mục tiêu lâu dài và trên cơ sở tầm nhìn, triết lý quản lý nguồn nhân lực. Vì vậy, trong điều kiện cơ chế thị trường, chính sách đối với giáo viên có nhiều điểm cần nghiên cứu giải quyết kịp thời. Hiệu trưởng cần thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách, đảm bảo quyền lợi vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên như: nâng lương, phụ cấp, trợ cấp khó khăn, tiền thưởng, phúc lợi, tiền tăng giờ, chế độ nghỉ hè. Phải tạo điều kiện về thời gian và phương tiện cho đội ngũ giáo viên hoàn thành nhiệm vụ được phân công như trang bị đồ dùng dạy học, giáo viên có sách tham khảo, có phòng làm việc, phòng nghỉ, cung cấp văn phòng phẩm, trang bị phòng máy vi tính nối mạng cho giáo viên truy cập thông tin.

Hiệu trưởng cùng Ban Chấp hành Công đoàn cần quan tâm đời sống tinh thần cho cán bộ, giáo viên như tham quan du lịch, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, tổ chức thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, giải quyết thôi việc và nghỉ hưu đối với giáo viên.

Bốn là, thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ giáo viên, thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định của pháp luật về quản lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với giáo viên

Nhà trường cần thực hiện nghiêm túc công tác xây dựng và quản lý hồ sơ cán bộ, giáo viên.Thực hiện tốt công tác lưu giữ và bảo quản hồ sơ của cán bộ giáo viên theo đúng yêu cầu và quy trình lưu giữ của Nghị định 29/2012 QĐ-CP của Chính phủ. Bên cạnh đó, cũng cần bảo đảm sự thống nhất của Ban Giám hiệu trong công tác quản lý hồ sơ của giáo viên. Công tác xây dựng và quản lý hồ sơ của giáo viên được thực hiện thống nhất, khoa học, phải đầy đủ, chính xác thông tin của từng giáo viên từ khi được tuyển dụng, nghiên cứu, thống kê, đánh giá, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, điều động, bố trí sử dụng, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu hoặc thực hiện các chế độ chính sách khác đối với giáo viên.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở huyện ba tri, tỉnh bến tre hiện nay (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)