Đổi mới công tác quy hoạch, tuyển dụngvà sử dụng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở huyện ba tri, tỉnh bến tre hiện nay (Trang 88 - 91)

Mục đích của đổi mới công tác quy hoạch, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên giúp cho CBQL có sự chủ động và linh hoạt để tìm hướng đi và cách làm riêng để có đội ngũ giáo viên đủ, ổn định và có chất lượng đáp ứng nhu cầu thúc đẩy sự phát triển của nhà trường. Nếu thực hiện đồng bộ và hiệu quả giải pháp này giúp công tác phát triển đội ngũ giáo viên của các hiệu

trưởng được tốt hơn. Bởi vì đây là khâu quan trọng, đầu tiên, có vai trò chi phối hầu hết các hoạt động quản lý khác của CBQL trong nhà trường.

Sắp xếp tổ chức và biên chế đội ngũ giáo viên phù hợp với nhiệm vụ cụ thể trong trường. Quy hoạch ĐNGV là nội dung quan trọng trong công tác cán bộ, quy hoạch ĐNGV phải xuất phát từ nhiệm vụ đào tạo của nhà trường, trên cơ sở ĐNGV hiện có và quy mô đào tạo để quy hoạch, dự nguồn cán bộ giáo viên phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của nhà trường. Vì thế, trong từng giai đoạn cụ thể, từng năm học, từng kỳ học lãnh đạo nhà trường cần rà soát lại ĐNGV nhà trường để có kế hoạch tuyển dụng, bố trí, sắp xếp ĐNGV hợp lý cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu.

Trong mỗi giai đoạn phát triển cụ thể của nhà trường, việc quy hoạch cần được tiến hành thường xuyên, cụ thể thông qua xây dựng, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ. Công tác quy hoạch cần được tiến hành nhiều lần, qua nhiều bước. Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường cần căn cứ vào nhu cầu công tác và ĐNGV hiện có để quy hoạch tổng thể, mang tính chiến lược và cả những quy hoạch ngắn hạn nhằm đáp ứng kịp thời những nhiệm vụ của nhà trường hiện tại cũng như tương lai.

Rà soát, bố trí lại ĐNGV sau mỗi năm học, mỗi giai đoạn cụ thể là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của các nhà trường, chi ủy, Ban giám hiệu cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Sau mỗi năm học, số lượng cán bộ giáo viên nhà trường thường biến động. Vì vậy, việc rà soát, bố trí, sắp xếp lại ĐNGV sau mỗi năm học là việc làm hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ đề ra và phù hợp với năng lực, nguyện vọng và hoàn cảnh riêng. Đồng thời, phù hợp với cơ cấu chức năng hoạt động của nhà trường là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý ĐNGV.Làm tốt công tác dự báo nhu cầu và xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tầm nhìn từ 5 đến 10 năm.

Trong thời gian vừa qua, các trường đã xây dựng kế hoạch đào tạo từ năm 2011 đến năm 2015 theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo trong đó xây dựng kế hoạch, xác định số lượng học sinh, số lượng giáo viên ở các trình độ, cơ sở vật chất trong 5 năm tới. Nhưng việc xây dựng kế hoạch chủ yếu dựa trên suy tính chủ quan, chứ chưa thông qua một quy trình dự báo nào.

Muốn dự báo chính xác nhu cầu giáo viên cho từng năm, từng giai đoạn cụ thể lãnh đạo nhà trường cần tiến hành điều tra, phân tích một số vấn đề liên quan mật thiết như: xác định quy mô dân số và khả năng thu hút học sinh của nhà trường, nắm vững quy định của Nhà nước về tỷ lệ số học sinh/ giáo viên; dự tính được tải trọng chuyên môn hay số giờ dạy/năm mà giáo viên phải đảm nhận; xác định cơ cấu độ tuổi của ĐNGV nhà trường để tính tỷ lệ hao hụt giáo viên qua từng năm, từng giai đoạn từ đó có kế hoạch bổ sung, thay thế và xác định được cơ cấu trình độ ĐNGV trong giai đoạn hiện tại và vai trò, vị trí, yêu cầu về phẩm chất, năng lực của ĐNGV trong giai đoạn phát triển tiếp theo của nhà trường.

Công tác dự báo về phát triển ĐNGV có thể đặt ra mục tiêu trong tầm nhìn từ 1 đến 2 năm, 3 đến 5 năm, 5 đến 10 năm, 10 đến 20 năm, .... Việc dự báo, quy hoạch này phải phù hợp với quy mô, số lượng học sinh, sinh viên của nhà trường với các chuyên ngành đào tạo, sẽ đào tạo mới và đào tạo lại để đáp ứng kịp thời nhu cầu giáo dục của ngành, của địa phương, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung.

Để đội ngũ cán bộ quản lý làm tốt được công tác dự báo, có số liệu để quy hoạch số lượng ĐNGV của đơn vị đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, cần phải bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và cung cấp cho họ các phương pháp nghiên cứu.

Tóm lại, nếu nhà trường nắm bắt được tất cả các vấn đề nêu trên, thì công tác dự báo nhu cầu thường xuyên về ĐNGV sẽ diễn ra thuận lợi. So sánh nhu cầu hiện nay và trong tương lai với khả năng sẵn có (qua khảo sát,

đánh giá thực trạng về đội ngũ), nhà trường sẽ luôn chủ động trong việc hoạch định đội ngũ, đảm bảo đủ số lượng giáo viên thường xuyên để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mình. Do đó, công tác dự báo nhu cầu thường xuyên về giáo viên cần phải được dự báo và kế hoạch hoá.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở huyện ba tri, tỉnh bến tre hiện nay (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)