Đối với nhà nghiên cứu chiến lược, lựa chọn rời khỏi việc xác định (và đo lường) hiệu quả bên trong (performance) hoặc hiệu quả cả bên trong và bên ngoài (effectiveness) không phải là một lựa chọn khả thi. Điều này là docải thiện hiệu quả là trọng tâm của quản lý chiến lược của nhà quản lý nói riêng và của doanh nghiệp nói chung. Nói cách khác, tầm quan trọng của hiệu quả hoạt động kinh doanh trong quản lý chiến lược có thể được lập luận theo ba khía cạnh, cụ thể: lý thuyết, thực nghiệm và quản trị (Cameron và Whetten, 1981; Venkatratnam và Ramanujam, 1986)
49
Về mặt lý thuyết, khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh là trung tâm của quản trị chiến lược. Hầu hết các lý thuyết về quản lý chiến lược đều nhấn mạnh một cách ẩn ýhoặc rõ ràng về hiệu quả, vì hiệu quả là phép thử thời gian của bất kỳ chiến lược nào (Schendel & Hofer, 1979).
Về mặt thực nghiệm: việc sử dụng hiệu quả hoạt động của tổ chức như một cấu trúc trong nghiên cứu để xem xét toàn bộ các khái niệm chiến lược vẫn tiếp tục không suy giảm. Trong nghiên cứu của mình, tác giả Menon (2012) nhận thấy rằng trong Tạp chí Quản lý Chiến lược (SMJ), đã có 272 nghiên cứu thực nghiệm từ năm 1980 (kể từ khi thành lập) đến năm 2007 đã có 487 lần sử dụng các thước đo liên quan đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của các phương thức đo lường của hiệu quả hoạt động trong nghiên cứu chiến lược.
Về mặt quản lý: sự liên quan của hiệu quả tổ chức là quá rõ ràng, với thực tế là sự chú ý của học giả đến hiệu quả hoạt động của tổ chức không nằm ngoài nhu cầu của nhà quản lý nhằm hiểu và cải thiện hiệu quả của tổ chức. Quản lý chiến lược là một lĩnh vực bắt buộc phải tích lũy kiến thức liên quan đến các lý thuyết giúp giải thích hiệu quả của tổ chức, do đó quy định cho các nhà quản lý các cách nhằm điều chỉnh chiến lược và để cải thiện hoạt động của tổ chức (Carlson & Hatfield, 2004).