Để đánh giá độ tin cậy của các ước lượng, trong các phương pháp nghiên cứu định lượng bằng phương pháp lấy mẫu, thông thường mẫu được chia thành hai phần. Phần thứ nhất dùng để ước lượng các tham số mô hình, và phần còn lại dùng để đánh giá lại. Cách khác là lặp lại nghiên cứu bằng một mẫu khác. Hai cách trên đây thường không thực tế vì phương pháp cấu trúc tuyến tính SEM thường đòi hỏi mẫu lớn nên việc làm này tốn kém nhiều thời gian và chi phí (Anderson & Gerbing, 1988). Trong những trường hợp như vậy thì Bootstrap là phương pháp thay thế phù hợp hơn. Đây là phương pháp lấy mẫu lặp lại có thay thế, trong đó mẫu ban đầu đóng vai trò là đám đông.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp Bootstrap với số mẫu lặp lại là N = 1000. Phần mềm AMOS lúc này sẽ chọn ra 1000 mẫu theo phương pháp lặp lại có thay thế từ đám đông n=331 quan sát. Kết quả ước lượng từ 1000 mẫu được tính trung bình (trung bình các trọng số hồi quy) kèm theo độ lệch chuẩn được trình bày ở bảng 4.18. Nguyên tắc xác định: Nếu |CR| = |Bias/ SE-Bias| > 2 thì có độ chệch xuất hiện và ngược lại.
Bảng 4.18 Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 1000
Mối quan hệ Ước
lượng SE SE-SE Mean Bias SE-Bias CR
OA <--- CKM 0,782 0,081 0,003 0,780 -.002 0,004 -0,50 BP <--- OA 0,340 0,402 0,013 0,308 -.033 0,018 -1,83 BP <--- CKM 0,757 0,396 0,013 0,792 0,036 0,018 2,00
115
Chú thích: SE: sai lệch chuẩn; SE-SE: Sai lệch chuẩn của sai lệch chuẩn; Mean: Giá trị trung bình; Bias: Độ chệch; SE-Bias: sai lệch chuẩn của độ chệch; CR= Bias/ SE- Bias
Kết quả ở bảng 4.18 cho thấy giá trị tuyệt đối CR của mối quan hệ QTTTKH với sự thích ứng của tổ chức và sự thích ứng của tổ chức với hiệu quả hoạt động kinh doanh rất nhỏ so với 2. Như vậy ước lượng trong mô hình về hai mối quan hệ này là đủ độ tin cậy. Tuy nhiên, đối với tương quan giữa quản trị tri thức khách hàng và hiệu quả hoạt động kinh doanhcó |CR| =2. Độ chệch này vẫn nằm trong ngưỡng, nên có thể kết luận là ước lượng về tác động của quản trị tri thức khách hàng với hiệu quả hoạt động kinh doanhlà tin cậy được.