Nghiên cứu định tính – nghiên cứu tình huống

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị tri thức khách hàng, sự thích ứng của tổ chức và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Thành phố Cần Thơ (Trang 88 - 89)

Đối với phần nghiên cứu thực trạng bằng phương pháp nghiên cứu tình huống, bảng câu hỏi điều tra được thiết lập để thu thập những thông tin cơ bản về việc sử dụng QTTTKH ở một số doanh nghiệp điển hình quy mô nhỏ đang hoạt động trên địa bàn TPCT. Tuy nhiên, bảng câu hỏi liên quan đến QTTTKH chưa có được bảng câu hỏi chuẩn. Cho nên, luận án đã phát triển bảng câu hỏi thảo luận dựa trên mô hình quản trị tri thức truyền thống của tác giả Zanjani và ctv (2008) (hình 3.3) kết hợp với bảng câu hỏi trong nghiên cứu của tác giả Taherparvar và ctv (2014). Dựa vào phiếu khảo sát, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp quản lý của các doanh nghiệp điển hình với các câu hỏi mở và đóng liên quan đến các hoạt động QTTTKH. Độ dài thời gian trao đổi thảo luận với từng nhà quản lý khoảng 60 phút

Nguồn: Zanjani và ctv., 2008

72 Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đề ra (mục tiêu số 2), luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống. Cả hai phương pháp phân tích: phân tích từng tình huống (within-case analysis) và phân tích chéo tình huống (cross-case analysis) (Yin, 2002) sẽ lần lượt được thực hiện.

- Phân tích từng tình huống (Within-case analysis): Mục đích của phân tích từng tình huống nhằm hiểu biết sâu sắc và mô tả hiện tượng đang nghiên cứu. Phân tích từng tình huống cho phép các nhà nghiên cứu thu thập, xử lý dữ liệu trong một trường hợp duy nhất. Nói cách khác, là việc khám phá sâu về một trường hợp đơn lẻ như một thực thể độc lập.

- Phân tích chéo tình huống (Cross-case analysis): mục tiêu của phương pháp phân tích chéo tình huống là để xác định và tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa các tình huống được phân tích. Việc xem xét các chủ đề, điểm tương đồng và khác biệt giữa các trường hợp được gọi là phân tích chéo tình huống. Phân tích chéo tình huống được sử dụng khi đơn vị phân tích là một trường hợp (case), hay bất kỳ đơn vị bị ràng buộc nào, chẳng hạn như một cá nhân, nhóm, hiện vật, địa điểm, tổ chức hoặc tương tác.

Như vậy, nghiên cứu này sẽ được thực hiện theo hướng phân tích nhiều tình huống điển hình (multiple case study). Yin (2003) giải thích rằng lựa chọn thực hiện nhiều nghiên cứu điển hình có thể phân tích dữ liệu trong từng tình huống (within-case analysis) và trong các tình huống khác nhau (cross-case analysis), đồng thời phân tích được những điểm tương đồng và khác nhau giữa các tình huống, không giống như khi chỉ chọn một nghiên cứu điển hình (single case study). Sự kết hợp của cả hai chiến lược phân tích trên cung cấp một phương tiện để hiểu bản chất của những trải nghiệm thực tế từ đối tượng tham gia (Yin, 1994; Ayres, Kavanaugh, & Knafl, 2003) và cung cấp các quan điểm rộng, hữu ích về các tình huống đó trong bối cảnh của họ.

3.2.2. Nghiên cứu định lượng3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị tri thức khách hàng, sự thích ứng của tổ chức và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Thành phố Cần Thơ (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)