Theo Leiper (2004) khách du lịch có thể được định nghĩa là một người đi ra khỏi khu dân cư thường ngày của họ trong một thời gian nhất thời ít nhất là một đêm, trong khuôn khổ các hành vi của họ liên quan đến việc tìm kiếm trải nghiệm giải trí từ các tương tác với
các tính năng hoặc đặc điểm của những nơi anh ta chọn đến. Du lịch và khách du lịch có thề được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Trong số các công trình liên quan, giới nghiên cứu đánh giá cao công trình của COHEN (1972). Dưới góc độ xã hội học, căn cứ vào vai trò tổ chức của doanh nghiệp du lịch, COHEN (1972) đã chia khách du lịch thành 2 loại là khách du lịch thiết chế (tức là khách du lịch đi theo đoàn) và khách du lịch không thiết chế (khách du lịch không đi theo đoàn). Nhóm thứ nhất thực hiện chuyến đi nhờ sự tổ chức của doanh nghiệp du lịch. Nhóm thứ 2 không có sự tố chức của doanh nghiệp du lịch. Trong nhóm có tổ chức, ông lại chia thành 2 loại khách du lịch là khách du lịch cơ quan đi theo đoàn. Nhóm không có tổ chức cũng gồm 2 loại cơ bản là người khám phá và người lang thang(Cohen, 1972).
2.2.1.1. Khách du lịch cơ quan đi theo đoàn
Những người này thường thích đi du lịch cùng đồng nghiệp trong cơ quan với chương trình du lịch đã ký kết với doanhh nghiệp du lịch. Đặc điểm cúa khách du lịch cơ quan đi theo đoàn là luôn bị ràng buộc (thậm chí là vô thức) trong môi trường của đoàn khách và cả môi trường cơ quan của họ. Họ ngồi trong xe ô tô máy lạnh, “chạy theo” chương trinh định săn, được đưa đến các điếm tham quan có trong chương trình được hướng dẫn viên chỉ dẫn và giới thiệu, chăm sóc chu đáo. Họ đánh giá cao vai trò của hướng dẫn viên, hài lòng với sự chu đáo, nhiệt tình cua hướng dẫn viên. Họ có rất ít cơ hội giao tiếp với dân địa phương (Cohen, 1972).
2.2.1.2. Khách du lịch cá nhân đi theo đoàn
Là những khách tự do, được nhà cung ứng ghép lại thành đoàn trong chuyến đi. Đối tượng này tuy tính tự do cao hơn, song cũng có rất ít cơ hội giao lưu và tiếp xúc với dân địa phương. Họ cũng khó có được những cảm nhận đích thực về giá trị của tài nguyên và điểm đến (Cohen, 1972).
2.2.1.3. Người khám phá tự thiết kế
Tổ chức chuyến đi cho mình và thường tránh những cung đường quen thuộc. Họ dám rời bỏ môi trường bong bóng của mình, tìm đến những điểm mới lạ. Họ vô cùng thích thú khi được thấy mình là người đầu tiên đặt chân đến vùng đất mới. Họ cố gắng hòa nhập với
văn hóa địa phương, cố gắng giao tiếp bằng bản ngữ của dân địa phương. Tuy nhiên họ vẫn duy trì những thói quen và tiện nghi cơ bản của lối sống khi còn ờ nhà. Họ thường tim những cơ sở lưu trú và phương tiện giao thông vận chuyến tiện nghi và phù hợp với thói quen. Những người đi theo free & easy tour' cũng có một phần tính cách của người khám phá.
2.2.1.4. Người lang thang
Chối bỏ mọi liên hệ với nhà cung ứng du lịch, họ đi đến những nơi xa lạ với cuộc sống thường nhật của họ. Họ không ngần ngại thay đỗi nếp sống quen thuộc, làm quen với lối sống của người dân địa phương. Chuyến đi của họ khá linh hoạt, họ có thể lưu lại nhà dân, tham gia vào hoạt động văn hóa của địa phương. Họ sẵn sàng làm mọi việc trên đường đi đê trang trải cho quãng đường phía trước (Cohen, 1972).