Nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA APP CÔNG NGHỆ TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG đến HÀNH VI LỰA CHỌN ĐIỂM đến CỦA DU KHÁCH (Trang 45 - 47)

Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính: Nghiên cứu định tính và

Nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định tính nhằm hiệu chỉnh các biến quan sát trong các thang đo từ đó ho àn thiện bảng câu hỏi làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu định lượng để phù hợp với môi trường nghiên cứu.

Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập số liệu thông qua bảng câu hỏi. Từ đó tiến hành tổng hợp, phân tích và rút ra kết luận về độ phù hợp của mô hình nghiên cứu.

Nghiên cứu định lượng sơ bộ gồm thiết kế bảng câu hỏi dựa theo thang đo nháp và các yếu tố chọn lọc được, tiến hành khảo sát dưới dạng bảng câu hỏi với số lượng là người dân Việt Nam và du khách quốc tế đến Việt Nam đích nghiên cứu sơ bộ của nhóm bao gồm:

• Kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng sự tác động của app công nghệ đối với du lịch • Khám phá các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định sử dụng app công nghệ và

sự tác động của app công đến đến quyết định đi du lịch.

• Khẳng định tính đúng đắn của các biến nghiên cứu trong mô hình đề xuất của nhóm ở chương 2, các yếu tố này đã được xây dựng thang đo nháp.

• Kiểm tra chất lượng của các câu hỏi trong bảng khảo sát về sự rõ ràng, dễ hiểu, khách quan.

• Đánh giá thang đo: rút ra các nhược điểm có trong thang đo nháp, chỉnh sửa hoàn thiện thang đo đầy đủ để thực hiện khảo sát.

Tác giả thực hiện khảo sát sơ bộ dưới hình thức bảng câu hỏi, bao gồm thang đo định danh cho các câu hỏi về thông tin đáp viên và thang đo khoảng (thang đo Likert) cho các biến ảnh hưởng của app công nghệ đối với quyết định đi du lịch; câu hỏi định tính về sự hài lòng và chưa hài lòng của đáp viên về phương tiện đang sử dụng.

Chọn mẫu bằng phương pháp phi xác suất. Lựa chọn đối tưởng khảo sát dựa trên kinh nghiệm của các thành viên nhóm.

Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi được đưa cho đối tượng nghiên cứu làm trực tiếp, sau đó sẽ thu lại khi họ hoàn thành bảng câu hỏi.

• Mô tả đáp viên: người dân Việt Nam và du khách quốc tế đến du lịch Việt Nam • Đáp viên thực hiện đánh giá ý kiến theo mức độ đồng ý (thang đo Likert 5 bâc) với

các mô tả. Đáp viên góp ý về sự mạch lạc, dễ hiểu, khách quan, không mớm ý, không nhiều ý trong mỗi câu hỏi. Đồng thời, đưa ra ý kiến về nội dung các mô tả, bổ sung hay loại bỏ.

• Đáp viên trình bày ý kiến của bản thân về sự hài lòng và chưa hài lòng của bản thân khi sử dụng app công nghệ cho mục đích du lịch: sự tiện lợi, thời gian di chuyển, cơ sở vật chất, chất lượng phục vụ và mong muốn cá nhân qua câu hỏi định tính “Khi app công nghệ hỗ trợ du lịch, anh chị hài lòng/không hài lòng với những đặc điểm nào sau đây?”

Kết quả thông qua khảo sát sơ bộ:

• Các yếu tố xây dựng biến tác động được chấp nhận

• Bổ sung, loại bỏ và điều chỉnh các mô tả trong từng biến dựa trên ý kiến của đáp viên về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và không hài lòng ở câu hỏi định tính.

• Dựa vào kết quả khảo sát thu thập được để hoàn thiện thang đo.

Nghiên cứu định tính

Đầu tiên nhóm tham khảo các nghiên cứu về cùng đề tài, xem xét các thang đo mà các tác giả nước ngoài đã sử dụng.

Sau đó, lấy những biến quan sát của thang đo trên dịch sát nghĩa ra tiếng việt từ đó đi nghiên cứu sơ bộ thông qua phương pháp phỏng vấn sâu 1:1 với số lượng mẫu khảo sát là 10 người. Mục đích là xem các biến quan sát của thang đo trên có phù hợp với đặc thù văn hóa ở Việt Nam và phạm vi mà nhóm đang nghiên cứu hay không. Từ đó rút ra các bất cập trong phần diễn đạt câu từ trong thang đo và thay đổi câu từ cho phù hợp hơn với đối tượng nghiên cứu bằng cách hỏi đối tượng được phỏng vấn có hiểu ý nghĩa của các thang

đo trên hay không, nếu không phù hợp thì có thể xóa thang đo đó hay chỉnh sửa lại như thế nào cho phù hợp theo ý người được phỏng vấn.

Kết quả nghiên cứu phỏng vấn 1:1 với số mẫu là 15 người đã dẫn đến thay đổi một số biến quan sát trong thang đo về cách diễn đạt để có thể phù hợp hơn với đối tượng nghiên cứu. Sự thay đổi này là do các đối tượng phỏng vấn gợi ý và nhóm đã tổng hợp lại những ý kiến chung đó. Từ bản phỏng vấn sơ bộ ban đầu đã có sự thay đổi các biến quan sát để phù hợp với thang đo.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA APP CÔNG NGHỆ TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG đến HÀNH VI LỰA CHỌN ĐIỂM đến CỦA DU KHÁCH (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)