Đối với Chuẩn chủ quan

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA APP CÔNG NGHỆ TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG đến HÀNH VI LỰA CHỌN ĐIỂM đến CỦA DU KHÁCH (Trang 81 - 83)

Theo kết quả phân tích từ mô hình SEM thì yếu tố “Chuẩn chủ quan” là yếu tố có tác động khá tích cực đến hành vi sử dụng app công nghệ trên điện thoại di động để lựa chọn điểm đến, tương đương trọng số hồi quy là 0,193 và đạt giá trị quan hệ tác động tốt đến ý định lựa chọn là P = 0,000.

Tuy nhiên, yếu tố “Mọi người xung quanh tôi đều sử dụng app du lịch” có tác động ngược chiều đến sử dụng app di động, do biến này tải lên ở cả 2 nhân tố. Tác giả nhận định

rằng việc xác định định các nhóm ảnh hưởng đến việc lựa chọn app và tác động vào nhóm này sẽ làm tăng khả năng tải và sử dụng các app công nghệ để đi du lịch.

Thứ nhất, nâng cao nhận thức sự tín nhiệm của người tiêu dùng đối với các app công nghệ, Người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa thật sự an tâm khi sử dụng các app công nghệ vì tình trạng tin nhắn và thông rác từ các ứng dụng vẫn còn quá nhiều. Để giải quyết tình trạng này, hệ thống websites và các ứng dụng di động của doanh nghiệp phải cung cấp rõ ràng các thông tin về các điều khoản mua bán, thanh toán trực tuyến, hoàn trả; phải có giấy phép đăng ký kinh doanh dịch vụ ĐTDĐ, cam kết thông tin đưa lên đúng sự thật; không lạm dụng hình thức tiếp thị qua thiết bị di động; xây dựng hệ thống bảo mật thông tin khách hàng, đảm bảo các giao dịch được thực hiện chính xác; phải có dịch vụ chăm sóc khách hàng đảm bảo khách hàng có thể phản hồi và nhận được sự hỗ trợ từ nhà cung cấp dịch vụ nếu gặp khó khăn.

Thứ hai, việc tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng là cách có sức lan tỏa và tác động trực tiếp đến tâm lý người tiêu dùng. Hiện nay có khá ít các app di động có các chương trình tuyên truyền về tác dụng của các app di động hoặc chất lượng chưa cao. Vì vậy, chúng tôi đề xuất giải pháp rằng các ứng dụng trên di động nên có các chiến dịch quảng bá tuyên truyền kết hợp với nghệ sĩ nổi tiếng để các ứng dụng có sự nhận diện cao hơn từ người tiêu dùng. Mạng xã hội Facebook và Youtube là những ứng dụng mà người tiêu dùng Việt Nam tham gia nhiều nhất vì vậy việc tác động và tuyên truyền thông qua Facebook và Youtube là kênh truyền thông khả thi.

Thứ ba, tăng tương tác với công đồng xã hội, qua nghiên cứu có thể thấy sự ảnh hưởng từ gia đình, người thân và đồng nghiệp đến ý định sử dụng các ứng dụng công nghệ là rõ rệt. Do đó việc tương tác thông qua xã hội với tiêu biểu là truyền miệng có thể gây ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ và nhận thức của người dân đối với các app công nghệ. Tác giả đề xuất các công ty có thể có các chương trình để tăng tính truyền miệng của người sử dụng app thông qua những chiến dịch truyền thông có sử dụng hashtag, tăng lượt share trên trang mạng xã hội của người dùng.

Thứ tư, các cơ quan ban ngành nên tổ chức những tuần lễ hoặc festival rộng rãi để người dân có thể được tiếp cận với các ứng dụng công nghệ nhiều hơn, đồng thời tạo điều

kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội để thu hút người tiêu dùng biết đến app và các chức năng, sự bảo mật và an toàn của app.

Thứ năm, các doanh nghiệp nên quan tâm nhiều hơn đến cảm nhận của người dùng trong hành trình sử dụng các ứng dụng di động, thường xuyên có các chương trình chăm sóc khách hàng, gợi nhắc các khách hàng về ứng dụng. Mở các cổng thông tin để khách hàng có thể phản hồi thông tin về trải nghiệm sử dụng ứng dụng, giải đáp thắc mắc và các vấn đề khách hàng nhanh, triệt để. Hạn chế xảy ra tình huống khách hàng không được giải quyết rõ ràng sẽ review trên trang cá nhân hay trong các hội nhóm, vì nhóm xã hội có tác động tích cực đến quyết định sử dụng các ứng dụng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA APP CÔNG NGHỆ TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG đến HÀNH VI LỰA CHỌN ĐIỂM đến CỦA DU KHÁCH (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)