Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA APP CÔNG NGHỆ TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG đến HÀNH VI LỰA CHỌN ĐIỂM đến CỦA DU KHÁCH (Trang 78 - 81)

Sau khi kết thúc quá trình nghiên cứu ở chương 4 với 2 giai đoạn: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức với 500 mẫu, tác giả đưa ra nhận xét về “Nghiên cứu sự ảnh

hưởng của app công nghệ trên thiết bị di động đến hành vi lựa chọn điểm đến của du khách” như sau:

Về phương pháp nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu sơ bộ kéo dài 6 tuần (từ ngày 15.01.2021 - 29.02.2021): Tác giả đã thực hiện nghiên cứu định tính sau khi đã thảo luận nhóm, tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn để chỉnh sửa lại bảng câu hỏi và đưa ra ra mô hình phù hợp với các yếu tố ảnh của app công nghệ trên thiết bị di động đến hành vi lựa chọn điểm đến của du khách. Sau quá trình xem xét nghiên cứu và hiệu chỉnh sơ bộ, tác giả đã đề xuất được sáu yếu tố ảnh hưởng của app công nghệ trên thiết bị di động đến hành vi lựa chọn điểm đến của du khách gồm: (1) Nhận thức tính dễ sử dụng; (2) Nhận thức sự hữu ích; (3) Nhận thức tính linh hoạt; (4) Chuẩn chủ quan; (5) Sự đa dạng các ứng dụng di động. Với 31 biến quan sát để thực hiện quá trình đo lường các yếu tố này, thang đo ý định sử dụng ứng dụng trên di động cho việc du lịch có 3 biến quan sát và thang đo ý định tham quan các địa điểm du lịch có 3 biến quan sát.

Quá trình nghiên cứu chính thức: Kéo dài 6 tuần (từ ngày 01.03.2021 – 15.04.2021) đã thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu n = 600 được thực hiện đối với đối tượng: Người dân Việt Nam và du khách quốc tế đến Việt Nam. Với 5 yếu tố ảnh hưởng và 37 biến quan sát chính thức để thực hiện quá trình đo lường. Sau quá trình tổng hợp và tiến hành nhập liệu, kết quả được sử dụng để phân tích, đánh giá thang đo đo lường các thành phần tác động đến “Sự ảnh hưởng của app công nghệ trên thiết bị di động đến hành vi lựa chọn điểm đến của du khách” thông qua thống kê mô tả, các kiểm định về hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng đinh CFA, mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết cũng như kiểm định sự khác biệt.

Về các giả thuyết nghiên cứu:

Thống kê mẫu nghiên cứu: thuộc tính của các đối tượng nghiên cứu cho thấy đối tượng chủ yếu là sinh viên, chiếm 42,4 %; độ tuổi chủ yếu là 18 – 22 tuổi, chiếm 49%; thu nhập dưới 5 triệu đồng chiếm 32,6 %.

Kết quả sau khi kiểm định Cronbach’ Alpha Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach alpha không loại bỏ bất kỳ biến quan sát nào.

Kết quả sau khi khi chạy nhân tố khám phá (EFA): Phân tích EFA lần 1 loại 1 biến quan sát: SN5 và PF3. Phân tích EFA lần 2 cho thấy 29 biến quan sát còn lại được trích thành 5 nhân tố với Eigenvalue = 1,799 và phương sai trích đạt 60,751% (> 50%). Vì thế, kết quả EFA là đáng tin cậy và có thể sử dụng cho phân tích nhân tố khẳng định CFA. Kết quả sau khi khi phân tích CFA: Các chỉ số đánh giá cho thấy sự phù hợp của mô hình với dữ liệu nghiên cứu: CMIN/DF = 1,594 > 3; RMSEA = 0,034 < 0,060; CFI = 0,969 > 0,9; GFI = 0,912 > 0,9; TLI = 0,966 > 0,9.

Kết quả sau khi chạy mô hình cấu trúc tuyến tính SEM: các nhân tố Nhận thức tính dễ sử dụng; Nhận thức sự hữu ích; Nhận thức tính linh hoạt; Chuẩn chủ quan; Sự đa dạng các ứng dụng di động ảnh hưởng thuận lên nhân tố ý định sử dụng ứng dụng trên di động; nhân tố ý định sử dụng ứng dụng trên di động có ảnh hưởng thuận lên nhân tố ý định tham quan các địa điểm du lịch. Tất cả các mối quan hệ đều có p<0,05.

Kết quả kiểm định ước lượng mô hình lý thuyết bằng Bootstrap: Trị tuyệt đối CR của các ước lượng có trong mô hình: Nhận thức tính dễ sử dụng; Nhận thức sự hữu ích; Nhận thức tính linh hoạt; Chuẩn chủ quan; Sự đa dạng các ứng dụng di động có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95% (đều < 1,96).

Kết quả sau khi kiểm định sự khác biệt: Kết quả kiểm định Annova theo tuổi, theo thu nhập và theo quốc tịch đều cho mức ý nghĩa Sig > 0.05 nên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định tham quan các địa điểm du lịch của những đáp viên có tuổi, thu nhập và quốc tịch khác nhau. Bên cạnh đó, kết quả kiểm định Annova theo nghề nghiệp cho mức ý nghĩa Sig = 0.031 < 0.05 nên có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định tham quan các địa điểm du lịch của những đáp viên có nghề nghiệp khác nhau.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA APP CÔNG NGHỆ TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG đến HÀNH VI LỰA CHỌN ĐIỂM đến CỦA DU KHÁCH (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)