Thang đo sử dụng là thang đo khoảng, cụ thể là thang đó Likert 5 bậc: 1. Hoàn toàn không đồng ý.
2. Không đồng ý. 3. Không ý kiến. 4. Đồng ý.
5. Hoàn toàn đồng ý.
Đề tài thực hiện phương pháp xử liệu SPSS. Kết hợp đánh giá bảng câu hỏi và thang đo sau nghiên cứu sơ bộ, đề tài sử dụng thang đó như sau:
BẢNG 3.1: BIẾN QUAN SÁT
1 2 3 4 5
PEU I. NHẬN THỨC TÍNH DỄ SỬ DỤNG (PERCEIVED EASY OF USE)
1 App du lịch thì dễ sử dụng đối với tôi
2 Việc học cách sử dụng app du lịch thì dễ dàng đối với tôi 3 Các app du lịch có hướng dẫn sử dụng rõ ràng 4 Các chức năng trong các app du lịch dễ hiểu và rõ ràng
5 Các app du lịch có giao diện đơn giản.
PU II. Nhận thức sự hữu ích (PERCEIVED OF USEFULNESS )
1 Tôi cảm thấy hữu ích khi sử dụng các app du lịch 2 Sử dụng các app du lịch giúp tôi tiết kiệm thời gian.
3 Sử dụng các app du lịch giúp tôi dễ dàng tìm kiếm thông tin về các điểm đến.
4 Sử dụng các app du lịch giúp tôi có nhiều trải nghiệm thú vị. 5 Sử dụng các app du lịch khi đi du lịch là xu hướng của tôi 6 Các app du lịch luôn nhanh chóng nắm bắt những nhu cầu mới
của tôi.
PF III. Nhận thức tính linh hoạt (PERCEIVED OF FLEXIBILITY)
1 Tôi có thể sử dụng app du lịch ở bất kì thời điểm nào 2. Tôi có thể sử dụng app du lịch ở mọi địa điểm.
3 Tôi luôn mang thiết bị di động bên cạnh nên các app du lịch rất phù hợp với tôi.
4 Tôi có thể đồng bộ hóa app du lịch trên các thiết bị di động. 5 Tôi có thể sử dụng nhiều hình thức thanh toán trên app du lịch. 6 Mỗi app du lịch thì hoạt động tương đương với mọi nhà mạng
viễn thông.
7 Mỗi app du lịch đều hỗ trợ cho nhiều hệ điều hành khác nhau 8 Mỗi app du lịch sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
9 Các app du lịch thì thích ứng nhanh với sự thay đổi của các thế hệ mạng di động (3G, 4G, 5G).
SN IV. Chuẩn chủ quan (Ảnh hưởng xã hội) (SOCIAL NORMS)
1 Gia đình và bạn bè có ảnh hưởng đến ý định sử dụng app du lịch của tôi.
2 Đồng nghiệp có ảnh hưởng đến ý định sử dụng app du lịch của tôi.
3 Các quảng cáo trên phương tiện truyền thông có ảnh hưởng đến ý định sử dụng app du lịch của tôi
4 Các đánh giá, phản hồi thông tin về các app du lịch có ảnh hưởng đến ý định sử dụng app du lịch của tôi.
5 Mọi người xung quanh tôi đều sử dụng app du lịch.
MAV V. Sự đa dạng các ứng dụng di động (MOBILE APPLICATION VARIETY)
1 Các app du lịch hiện nay hấp dẫn tôi. 2 Các app du lịch hiện nay đa dạng.
3 Có nhiều app du lịch đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của tôi (đặt vé máy bay, phương tiện đi lại, đặt phòng,
giao đồ ăn, thanh toán trực tuyến, bản đồ, phiên dịch…).
4 Các app du lịch thì thường xuyên cập nhật các phiên bản mới. 5 Các app du lịch hiện nay đạt mức mong đợi của tôi.
6 Có nhiều thương hiệu app du lịch phục vụ cho một loại hình dịch vụ.
IU VI. Ý định sử dụng ứng dụng hỗ trợ du lịch trên thiết bị di động (INTENTION OF USING)
1 Tôi có ý định sử dụng các app du lịch trong tương lai
2 Tôi tin rằng tôi sẽ vẫn tiếp tục có ý định sử dụng các app du lịch dù bất cứ vấn đề gì xảy ra
3 Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè và người than về các app du lịch
IV VII. Ý định tham quan các địa điểm du lịch (INTENTION OF VISTING)
1 Tôi có ý định tham quan các điểm đến du lịch trong tương lai. 2 Tôi sẽ vẫn tiếp tục có ý định tham quan các điểm đến du lịch
dù gặp bất cứ vấn đề gì xảy ra.
3 Tôi có ý định tham quan các điểm đến du lịch ở mọi nơi trên thế giới.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương 3, nhóm tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, đưa ra phương pháp và các bước thực hiện nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Về nghiên cứu sơ bộ: Đưa ra bảng khảo sát sơ bộ, khảo sát trên 20 mẫu, sau đó điều chỉnh thang đo và xây dựng bảng câu hỏi chính thức.
Về nghiên cứu chính thức: Thực hiện thông qua phương pháp định lượng với bản khảo sát, khảo sát chính thức trên 500 người dân TP.HCM đã và có dự định đi du lịch trong tương lai.
Kết quả nghiên cứu chính thức phân tích dữ liệu bao gồm: Kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, cấu trúc tuyến tính SEM và Anova sẽ được trình bày cụ thể ở chương 4.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Mô tả thông tin mẫu khảo sát
Khảo sát được thực hiện tại TP. HCM từ tháng 6 năm 2020, số lượng bảng câu hỏi chính thức thu được là 600 bảng (Gồm 200 bảng khảo sát giấy và 400 bảng khảo sát online). Sau khi loại bỏ các phiếu trả lời không phù hợp như đáp viên từng tham gia một số cuộc kháo sát tương tự về app du lịch trong vòng 3 tháng qua; có thành viên trong gia đình làm một số ngành nghề có liên quan đến công ty hoặc các tổ chức du lịch, hoặc làm việc có liên quan đến lĩnh vực báo chí, các công ty nghiên cứu thị trường,…thì số lượng mẫu còn lại để tiến hành phân tích là 500.
BẢNG 4.1: THỐNG KÊ MÔ TẢ Số lượng Tỷ lệ % Độ tuổi Dưới 18 tuổi 4 0.8 Từ 18 - 22 tuổi 245 49.0 Từ 22 - 40 tuổi 187 37.4 Từ 40 - 55 tuổi 62 12.4 Trên 55 tuổi 2 0.4 Nghề nghiệp
Hiện không/chưa có việc làm 17 3.4
Nhân viên văn phòng 89 17.8
Công chức/ Viên chức/ Cán bộ nhà nước 66 13.2 Công nhân 20 4.0 Sinh viên 212 42.4 Khác 96 19.2 Thu nhập Dưới 5 triệu 163 32.6 5-10 triệu 111 22.2 10-20 triệu 134 26.8 Trên 20 triệu 92 18.4 Quốc tịch Việt Nam 423 84.6 Khác 77 15.4
(Nguồn: Dữ liệu điều tra của tác giả)
Trên đây là phần mô tả các đặc điểm của mẫu khảo sát bao gồm một số đặc điểm như độ tuổi, nghề nghiệp, học vấn và quốc tịch. Nhìn chung, số lượng đáp viên độ tuổi từ 18-
22 tuổi chiếm đa số, phần lớn đáp viên là sinh viên, mức thu nhập dưới 5 triệu cũng chiếm đa số, đồng thời phần lớn đáp viên mang quốc tịch Việt Nam. Sau đây tác giả sẽ đi vào phân tích mô hình hồi quy tuyến tính thông qua phần mềm SPSS 23 để thấy được các yếu tố ảnh hưởng của app công nghệ trên thiết bị di động đến hành vi lựa chọn điểm đến của du khách.