Hệ thống đặt cọc hoàn trả là hệ thống áp đặt sự đặt tiền trƣớc ở vào lúc hàng hoá đƣợc mua và số tiền đó sẽ đƣợc trả lại khi hàng hoá đã đƣợc quay vòng sử dụng. Khi có các hoạt động có nguy cơ ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng, chủ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh phải đặt cọc một khoản tiền nhằm bảo đảm việc thực hiện các biện pháp khôi phục môi trƣờng. Có nhƣ vậy
Trang 36
thì vấn đề bảo vệ môi trƣờng mới đƣợc đảm bảo, tránh tình trạng môi trƣờng không đƣợc khôi phục. Hơn nữa công cụ kinh tế này áp dụng sẽ nâng cao trách nhiệm cũng nhƣ xử lý vi phạm đƣợc dễ dàng hơn. Khi chủ doanh nghiệp không khôi phục môi trƣờng thì nhà nƣớc sẽ sử dụng số tiền này để thuê các tổ chức, cá nhân khác tiến hành khôi phục môi trƣờng.
Mặc dù hệ thống này thƣờng đựơc áp dụng mang tính truyền thống đối với các đồ uống (nhƣ đồ uống giải khát) nhƣng nội dung của nó đã đƣợc giảm bớt đối với những thứ ít có giá trị để nhƣờng chỗ cho những thứ có giá trị hơn. Bởi vì khi nhƣng sản phẩm này có giá trị nhỏ, thậm chí là rất nhỏ nên khi áp dụng hệ thống đặt cọc- hoàn trả rất khó kiểm tra việc có gây ô nhiễm môi trƣờng hay không và thƣờng là bỏ qua. Hệ thống đặt cọc hoàn trả có thể đƣợc áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào, mà chúng đòi hỏi một sự tập trung cao để tái sử dụng, tái quay vòng, nhằm đảm bảo an toàn cho việc đặt cọc và hạn chế bớt những hàng hoá ít có giá trị mà lại có thể gây ra mức ô nhiễm nhiều hơn. Ví dụ nhƣ: những chuyến tầu thuỷ vận chuyển xe ô tô; những container thuốc trừ sâu; dầu hoả và những hàng hoá trang thiết bị khác dễ xảy ra tai nạn bất thƣờng.
Nhƣ vậy “đặt cọc hoàn trả là việc ngƣời tiêu dùng phải đặt cọc một số tiền nhằm cam kết việc trả lại bao bì đóng gói cho cơ sở tái chế hoặc ngƣời sử dụng lại, hoặc ngƣời trung gian”. Chẳng hạn ngƣời tiêu dùng vật liệu xây dựng là xi măng thì khi sử dụng hết xi măng, ngƣời tiêu dùng có thể trả lại bao bì xi măng để nhận lại một khoản tiền nhất định. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam công cụ kinh tế này chƣa đƣợc giải thích một cách rõ ràng và vô hình chung nhà sản xuất đã tính cả vào giá thành sản phẩm, tất nhiên nguồn tài chính đó sẽ phải đóng góp cho việc bảo vệ, quản lý môi trƣờng.