Thực trạng áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường tại

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường tại tỉnh an giang (Trang 39 - 43)

TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở AN GIANG

2.3 Thực trạng áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường tại

Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, An Giang phải giải quyết cùng một lúc hai vấn đề: nhằm đạt đƣợc mục tiêu phát triển bền vững là kiểm soát đƣợc mức độ ô nhiễm ngày càng tăng do công nghiệp hoá và đô thị hoá, đồng thời phải có đƣợc những chính sách giảm tối đa chi phí cho quản lý môi trường cả từ phía các doanh nghiệp lẫn Nhà nước trên cơ sở công bằng xã hội. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu đó thì việc tìm kiếm các biện pháp cũng nhƣ công cụ kinh tế cần áp dụng là cần thiết. Thực tế nghiên cứu và áp dụng cho thấy một số công cụ có thể tỏ ra rất hữu hiệu trong việc đảm bảo đƣợc mục tiêu bảo vệ môi trường nhưng lại gây nhiều tốn kém cho doanh nghiệp, ngược lại một số công cụ khác có thể giảm đƣợc chi phí nhƣng chƣa chắc đã đảm bảo được tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường đã đặt ra. Một số công cụ có thể có hiệu quả nhƣng lại phụ thuộc quá nhiều vào khả năng của các cơ quan quản lý môi trường trong việc kiểm soát và cưỡng chế thực hiện. Ví dụ như việc áp dụng phí môi trường đối với nhiều nước nói chung và Việt Nam nói riêng là rất có hiệu quả nhƣng nó đòi hỏi ở sự kỹ thuật, khoa học trong việc xác định mức phí môi trường, vấn đề thực thi pháp luật và khả năng tổ chức, quản lý của cơ quan có thẩm quyền, thực tiễn cũng cho thấy một số loại công cụ khi áp dụng có thể dễ dàng thực hiện đƣợc nhƣng lại không cho hiệu quả cao.

Trên thực tế ở Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng thì môi trường không được coi là một yếu tố quan trọng, mà thường coi là yếu tố đương nhiên.

Hơn nữa các nhà kinh doanh cho rằng việc quản lý môi trường cũng giống như những biện pháp làm giảm khả năng thu lợi nhuận hoặc tăng thêm các chi phí, nói cho cùng việc bảo vệ môi trường sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì những lý do trên mà vấn đề về thực thi pháp luật hiện hành chƣa đƣợc thực hiện ở mức độ nhất định. Nhiều doanh nghiệp vẫn làm ngơ hoặc cố tình lẩn tránh trách nhiệm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên với nền kinh tế thị trường theo định

Trang 50

hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước thì nếu tổ chức, quản lý thật chặt chẽ, việc áp dụng các công cụ kinh tế cũng nhƣ việc thực thi pháp luật sẽ ngày càng đƣợc bảo đảm và đạt hiệu quả cao.

2.3.1 Thực trạng áp dụng công cụ thuế và phí và trợ cấp môi trường

Theo Điều 1 Thông tƣ 152/2011/TT-BTC đối tƣợng chịu thuế bảo vệ môi trường gồm hàng hóa thuộc các nhóm sau: Nhóm 1: Xăng dầu, mỡ nhờn; Nhóm 2: Than đá; Nhóm 3: Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC); Nhóm 4:

Túi ni lông; Nhóm 5: Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng; Nhóm 6: Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng; Nhóm 7: Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng; Nhóm 8: Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.

Tại An Giang việc áp dụng thuế đối với các nhóm hàng hóa trên cũng như các nơi khác trên cả nước. Hai nhóm hàng được sử dụng nhiều tại khu vực là xăng dầu và thuốc diệt cỏ. Do đó, cần kiểm soát kỹ hai nhóm hàng hóa trên.

Đối với thuốc diệt cỏ, kiểm soát bằng thuế có thể không ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng sản phẩm này vì thuế sẽ đƣợc tính vào giá thành sản phẩm và khi người tiêu dùng vẫn thấy sử dụng thuốc diệt cỏ còn mang lại lợi ích cho mình thì họ vẫn còn sử dụng. Đo đó để hạn chế việc sử dụng thuốc diệt cỏ cần kết hợp thêm nhiều công cụ khác.

Ngoài ra, việc áp dụng thuế môi trường tại An Giang cũng tồn tại một số bất cập nhƣ có một số loại chất gây ra ô nhiễm nhƣng vẫn chƣa đƣợc tính thuế ví dụ, thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học, chất phóng xạ. Bên cạnh đó, thuế môi trường chưa được sử dụng toàn bộ cho việc bảo vệ môi trường mà còn được sử dụng cho những mục đích khác.

Đối với phí môi trường, hiện tại tại An Giang đã có hoạt động thu gom rác thải và mỗi hộ gia đình cần phải đóng phí cho việc thu gom này nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc thu gom rác thải vẫn còn chưa được phân loại. Rác vô cơ, hữu cơ vẫn trộn lẫn với nhau dẫn đến khó phân loại và xử lý sau khi thu gom đƣợc.

Trang 51

Ngoài công cụ phí và thuế nhà nước còn áp dụng việc trợ giá cho những hoạt động mang lại lợi ích cho môi trường. Hỗ trợ sản xuất điện mặt trời là một ví dụ. Hiện tại nhà nước mua điện mặt trời cao hơn giá thị trường, đây là hoạt động trợ giá cho sản phẩm này nhằm khuyến khích người dân sản xuất và sử dụng điện mặt trời. Việc sử dụng điện mặt trời góp phần giảm lƣợng khí thải pháp ra môi trường. Một số nhà sản xuất uy tín như First Solar còn cam kết thu hồi và tái chế các tấm pin năng lượng nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tuy nhiên, tại An Giang việc các hộ gia đình sử dụng tấm pin năng lƣợng chƣa nhiều vì số giờ nắng có được thấp hơn một số địa phương khác như Bình Thuận Thuận hay Tây Ninh. Nhà nước cần có những hoạt động tuyên truyền nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về lợi ích của việc sử dụng năng lượng mặt trời từ đó khuyến khích người dân sử dụng nhiều hơn nguồn năng lượng sạch này.

2.3.2 Thực trạng áp dụng công cụ ký quỹ hoàn trả và giấy phép môi trường có thể chuyển nhƣợng

Hiện tại tại An Giang chƣa có áp dụng công cụ ký quỹ hoàn trả trong việc bảo vệ môi trường. Nhưng đã phân tích phía trên, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu là sản phẩm mà bà con nông dân sử dụng nhiều. Sau khi sử dụng các vỏ đựng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu thường được vứt xuống mương gây ra ô nhiễm nguồn nước. Để thu hồi sản phẩm này, công cụ ký quỹ hoàn trả có thể được áp dụng. Cụ thể việc áp dụng như sau. Khi người dân mua thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu thì cần ký quỹ về việc hoàn trả lại vỏ chai thuốc. Có thể từ 20-30 ngàn đồng cho một chai. Sau khi người dân sử dụng xong chai thuốc, mang vỏ chai trả lại đại lý thì sẽ nhận lại đƣợc số tiền đã ký quỹ. Việc làm này có thể tốn thêm thời gian cho nông dân và cho các đại lý bán thuốc, tuy nhiên nó sẽ hạn chế được việc vứt các chai thuốc đã sử dụng ra ngoài môi trường gây ô nhiễm nguồn nước.

Đối với giấy phép môi trường có thể chuyển nhượng, hiện tại ở An Giang chƣa triển khai công cụ này. Tuy nhiên, đây là một công cụ tiềm năng và là cơ

Trang 52

hội hợp tác cho các doanh nghiệp ở An Giang trong tương lai. Ở một số nước phát triển giấy phép môi trường được sử dụng và có một số doanh nghiệp cần có chứng nhận là đã giảm được lượng CO2 phát thải vào môi trường. Việc đầu tư để giảm lượng CO2 ở các nước phát triển có chi phí tương đối cao so với các nước đang phát triển. Do đó, những doanh nghiệp này có thể đầu tư sang Việt Nam trong có An Giang trong việc giảm lượng khí thải phát ra môi trường. Đây là cơ hội của các doanh nghiệp An Giang trong việc tiếp thu các công nghệ mới đồng thời cải thiện được việc ô nhiễm môi trường cho khu vực.

2.3.3 Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý khác

Ngoài các công cụ đã phân tích ở trên thì nhãn sinh thái cũng đã đƣợc áp dụng tại Việt Nam nhƣng không thành công. Việc áp dụng chƣa thành công công cụ này là do người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm chưa quan tâm đến nhãn sinh thái, người dân chưa phân biệt được đâu là sản phẩm thân thiện với môi trường. Đứng ở góc độ doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ tốn thêm một khoản chi phí để có đƣợc nhãn sinh thái này. Tuy nhiên, nhãn sinh thái không giúp sản phẩm có doanh nghiệp có tính cạnh tranh hơn trên thị trường nên công cụ này đã thất bại trong thực tế. Hiện tại thì ý thức người dân về việc bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao đặt biệt là thế hệ trẻ. Do đó, hy vọng tương lại công cụ này sẽ phát huy được hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường.

Ngoài nhãn sinh thái thì hiện nay một số doanh nghiệp cũng quan tâm đến các bộ tiêu chuẩn chất lượng trong việc bảo vệ môi trường như ISO 14000.

Việc áp dụng bộ tiêu chuẩn này sẽ giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội xuất khẩu sang nước ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông nghiệp và ngƣ nghiệp tại An Giang. Việc xuất khẩu này cũng giúp doanh nghiệp có thêm doanh thu đồng thời bảo vệ được môi trường tại khu vực.

Trang 53

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường tại tỉnh an giang (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)