Thực trạng áp dụng công cụ thuế và phí và trợ cấp môi trƣờng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường tại tỉnh an giang (Trang 40 - 41)

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG Ở AN GIANG

2.3.1 Thực trạng áp dụng công cụ thuế và phí và trợ cấp môi trƣờng

Theo Điều 1 Thông tƣ 152/2011/TT-BTC đối tƣợng chịu thuế bảo vệ môi trƣờng gồm hàng hóa thuộc các nhóm sau: Nhóm 1: Xăng dầu, mỡ nhờn; Nhóm 2: Than đá; Nhóm 3: Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC); Nhóm 4: Túi ni lông; Nhóm 5: Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng; Nhóm 6: Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng; Nhóm 7: Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng; Nhóm 8: Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.

Tại An Giang việc áp dụng thuế đối với các nhóm hàng hóa trên cũng nhƣ các nơi khác trên cả nƣớc. Hai nhóm hàng đƣợc sử dụng nhiều tại khu vực là xăng dầu và thuốc diệt cỏ. Do đó, cần kiểm soát kỹ hai nhóm hàng hóa trên. Đối với thuốc diệt cỏ, kiểm soát bằng thuế có thể không ảnh hƣởng nhiều đến việc sử dụng sản phẩm này vì thuế sẽ đƣợc tính vào giá thành sản phẩm và khi ngƣời tiêu dùng vẫn thấy sử dụng thuốc diệt cỏ còn mang lại lợi ích cho mình thì họ vẫn còn sử dụng. Đo đó để hạn chế việc sử dụng thuốc diệt cỏ cần kết hợp thêm nhiều công cụ khác.

Ngoài ra, việc áp dụng thuế môi trƣờng tại An Giang cũng tồn tại một số bất cập nhƣ có một số loại chất gây ra ô nhiễm nhƣng vẫn chƣa đƣợc tính thuế ví dụ, thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học, chất phóng xạ. Bên cạnh đó, thuế môi trƣờng chƣa đƣợc sử dụng toàn bộ cho việc bảo vệ môi trƣờng mà còn đƣợc sử dụng cho những mục đích khác.

Đối với phí môi trƣờng, hiện tại tại An Giang đã có hoạt động thu gom rác thải và mỗi hộ gia đình cần phải đóng phí cho việc thu gom này nhằm bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên, việc thu gom rác thải vẫn còn chƣa đƣợc phân loại. Rác vô cơ, hữu cơ vẫn trộn lẫn với nhau dẫn đến khó phân loại và xử lý sau khi thu gom đƣợc.

Trang 51

Ngoài công cụ phí và thuế nhà nƣớc còn áp dụng việc trợ giá cho những hoạt động mang lại lợi ích cho môi trƣờng. Hỗ trợ sản xuất điện mặt trời là một ví dụ. Hiện tại nhà nƣớc mua điện mặt trời cao hơn giá thị trƣờng, đây là hoạt động trợ giá cho sản phẩm này nhằm khuyến khích ngƣời dân sản xuất và sử dụng điện mặt trời. Việc sử dụng điện mặt trời góp phần giảm lƣợng khí thải pháp ra môi trƣờng. Một số nhà sản xuất uy tín nhƣ First Solar còn cam kết thu hồi và tái chế các tấm pin năng lƣợng nhằm giảm thiểu tác động đến môi trƣờng. Tuy nhiên, tại An Giang việc các hộ gia đình sử dụng tấm pin năng lƣợng chƣa nhiều vì số giờ nắng có đƣợc thấp hơn một số địa phƣơng khác nhƣ Bình Thuận Thuận hay Tây Ninh. Nhà nƣớc cần có những hoạt động tuyên truyền nhằm giúp ngƣời dân hiểu rõ hơn về lợi ích của việc sử dụng năng lƣợng mặt trời từ đó khuyến khích ngƣời dân sử dụng nhiều hơn nguồn năng lƣợng sạch này.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường tại tỉnh an giang (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)