Kinh nghiệm áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trƣờng ở các quốc gia khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường tại tỉnh an giang (Trang 46 - 47)

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TẠI AN

3.1. Kinh nghiệm áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trƣờng ở các quốc gia khác.

ở các quốc gia khác.

3.1.1 Nhật Bản

Theo Moitruong (2019), Nhật Bản đƣợc biết đến là một trong những quốc gia “sạch” nhất trên thế giới, với những giải pháp bảo vệ môi trƣờng đƣợc thực hiện quyết liệt. Đây cũng là kinh nghiệm quý báu cho nỗ lực bảo vệ môi trƣờng của Việt Nam và nhiều nƣớc châu Á hiện nay. Trong thập niên 1960, tốc độ tăng trƣởng kinh tế quá nhanh đã làm cho Nhật Bản phải chịu những áp lực lớn từ các vấn đề môi trƣờng, nhƣ: Ô nhiễm nguồn nƣớc, không khí, đất,... Điều đó buộc các nhà quản lý môi trƣờng phải sớm tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, mà vẫn đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội và chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân. Nhật Bản đã thực hiện quyết liệt những giải pháp từ các chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng khác nhau, cũng phải trả giá từ nhiều nguồn lực để có đƣợc những thành tựu phát triển bền vững ngày hôm nay.

Một trong những giải pháp hiệu quả nhất mà Nhật bản đã áp dụng là thiết lập khung pháp lý chặt chẽ về bảo vệ môi trƣờng. Từ năm 1993, hệ thống Luật Môi trƣờng cơ bản đã đƣợc ban hành, đƣa ra Hệ thống kiểm soát ô nhiễm, bao gồm các chính sách và quy định về Hệ thống kiểm soát ô nhiễm không khí, Hệ thống kiểm soát ô nhiễm nƣớc, các vấn đề ô nhiễm đất, các tiêu chuẩn quốc gia về chất độc hại; Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lƣợng môi trƣờng; Những biện pháp kiểm tra và kiểm soát nghiêm ngặt môi trƣờng sản xuất công nghiệp; Các quy định về trách nhiệm của cơ sở gây ô nhiễm.

Trong Hệ thống kiểm soát ô nhiễm, quy định về kiểm soát ô nhiễm không khí (Luật Kiểm soát ô nhiễm không khí) tập trung vào 3 nội dung chính: Tiêu

Trang 57

chuẩn chất lƣợng môi trƣờng không khí; Các tiêu chuẩn và quy định phát thải; Tổng lƣợng ô nhiễm ở các thành phố, tiêu chuẩn kiểm soát tổng lƣợng phát thải, tiêu chuẩn về xây dựng, về đƣờng biên và tiêu chuẩn đối với các nồng độ trong môi trƣờng không khí. Đồng thời, Luật còn đề cập đến những biện pháp ứng phó với các chất ô nhiễm không khí nguy hại, kiểm soát các nguồn lƣu động, quy định về các phƣơng tiện vận tải chạy trên đƣờng.

Tiêu chuẩn chất lƣợng môi trƣờng nƣớc quy định áp dụng đồng bộ cho tất cả mọi nguồn nƣớc công cộng, đƣợc chia thành nhiều nhóm tùy theo mục tiêu sử dụng nƣớc ở ao, hồ, sông. Trong đó, ô nhiễm nƣớc có thể đƣợc phân thành nhiều loại khác nhau tùy theo ảnh hƣởng và cơ chế của ô nhiễm. Nƣớc thải công nghiệp đƣợc quy định bởi quy chế kiểm soát nƣớc thải nhằm giảm tải lƣợng phát thải. Một trong những biện pháp kiểm soát nƣớc thải thông dụng nhất chính là đặt ra quy chế nồng độ phát thải chứa trong nƣớc thải. Các nguồn phát sinh ô nhiễm đƣợc phân loại tùy theo việc có xác định đƣợc địa điểm phát sinh hay không.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường tại tỉnh an giang (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)