Bài học kinh nghiệm cho AnGiang từ thực tiễn áp dụng các công cụ kinh tế vào hoạch định chính sách môi trƣờng ở những địa phƣơng khác

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường tại tỉnh an giang (Trang 52 - 53)

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TẠI AN

3.1.4 Bài học kinh nghiệm cho AnGiang từ thực tiễn áp dụng các công cụ kinh tế vào hoạch định chính sách môi trƣờng ở những địa phƣơng khác

kinh tế vào hoạch định chính sách môi trƣờng ở những địa phƣơng khác

Kinh nghiệm của nƣớc ngoài về áp dụng các công cụ kinh tế vào hoạch định chính sách môi trƣờng cho thấy đối với các nƣớc đang phát triển nói chung và các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa nhƣ Việt nam do điều kiện luật pháp, khuôn khổ, thể chế chƣa hoàn thiện, trình độ dân trí chƣa cao nên có nhiều vấn đề đặt ra cần phải đƣợc cân nhắc kỹ lƣỡng khi xây dựng và áp dụng công cụ kinh tế, phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc áp dụng các công cụ này cũng nhƣ hiệu quả của nó đối với vấn đề quản lý môi trƣờng. Trong điều kiện kinh tế - xã hội nhƣ hiện nay thì việc áp dụng loại công cụ kinh tế nào cho phù hợp, thu đƣợc hiệu quả cao, đó là vấn đề mà chúng ta cần nghiên cứu. Đặc biệt là điều kiện của việc áp dụng công cụ đó đối với An giang.

Qua việc áp dụng các công cụ kinh tế, các nƣớc phát triển (OECD) đƣa ra các kinh nghiệm sau: Việc sử dụng các công cụ kinh tế không chỉ là lựa chọn mà còn là sự kết hợp, liên kết giữa chúng. Trên thực tế sự liên kết này đã đạt đƣợc nhiều thuận lợi; Công cụ kinh tế có thể tạo động cơ khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện vƣợt yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nƣớc hoặc trên mức tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; Công cụ kinh tế tạo điều kiện cho các thoả thuận mang tính tự giác của doanh nghiệp, thay đổi hành vi của họ; Việc áp dụng các công cụ kinh tế không chỉ phụ thuộc vào loại chất gây ô nhiễm, các tác nhân gây ô nhiễm mà còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội và truyền thống văn hoá của từng quốc gia.

Ngoài các bài học kinh nghiệm từ các nƣớc phát triển, An Giang cũng có thể học tập kinh nghiệp từ những địa phƣơng khác trong việc ban hành các qui định pháp luật về việc hạn chế các sản phẩm có hại cho môi trƣờng. Một ví dụ điển hình là cuối năm 2019, Hà Nội đã ban hành chỉ thị không sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt. Năm 2017, Đà Nẵng đã ban hành đề án sử dụng năng lƣợng hiệu quả. Trong đề án này có tổng kinh phí gần 15,7 tỷ đồng,

Trang 63

đề án đặt mục tiêu tiết kiệm 4 - 5% tổng mức tiêu thụ năng lƣợng so với kịch bản hiện nay tại các doanh nghiệp sản xuất của thành phố Đà Nẵng. Cũng trong năm 2017, tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Công ty TNHH MTV Môi trƣờng đô thị TP.HCM phối hợp với Sở TN&MT vừa tổ chức trao tặng 1.200 thùng rác công cộng dung tích 95 lít (tổng giá trị 600 triệu đồng) cho bốn quận 1, 3, 4 và 12. Đây cũng là đợt đầu tiên công ty triển khai chƣơng trình hỗ trợ lắp đặt thùng rác công cộng, một nhu cầu hết sức cần thiết và cấp bách trên địa bàn TP. Các giải pháp cụ thể trên của chính quyền địa phƣơng có thể góp phần bảo vệ môi trƣờng tại khu vực.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường tại tỉnh an giang (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)