TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở AN GIANG
2.4 Những thuận lợi và hạn chế khi áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở An Giang
2.4.1 Những thuận lợi
Do còn hạn chế về nguồn tài chính cũng nhƣ kỹ thuật, công nghệ nên khi áp dụng công cụ kinh tế trong việc bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp này vẫn có khả năng thực hiện đƣợc việc sản xuất kinh doanh. Và nhƣ vậy việc thực hiện các trách nhiệm , nghĩa vụ mà các công cụ kinh tế quy định vẫn có thể thực hiện đƣợc.
Tính ƣu việt của công cụ kinh tế là chúng không những đƣa ra con số giới hạn tổ chức cho các quyết định về môi trường, mà còn cho phép định lượng riêng biệt từng trường hợp một cách linh hoạt, trong khi vẫn đảm bảo được yêu cầu chung về chất lượng môi trường cho toàn khu vực. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi các hoạt động kinh tế được điều chỉnh theo cơ chế thị trường, trong đó chi phí để đảm bảo chất lượng môi trường rất khác nhau giữa các doanh nghiệp, sự giám sát chất thải hoặc mức độ khai thác tài nguyên của các doanh nghiệp không còn dễ dàng nhƣ trong cơ chế quản lý theo kế hoạch hoá tập trung. Khi mà có sự giám sát chặt chẽ nguồn gây ô nhiễm cũng nhƣ trách nhiệm và nghĩa vụ tài chính, trách nhiệm pháp lý thì đương nhiên việc áp dụng các công cụ kinh tế đƣợc dễ dàng và đảm bảo tính thực thi cao.
Tương đối phù hợp các chính sách các khoản thuế, phí về môi trường, đặc biệt các khoản thu này lại được đầu tư cho công tác quản lý môi trường. Như vậy sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm chung trong việc quản lý môi trường của các tổ chức, cá nhân.
Điều kiện về kinh tế- xã hội chƣa thực sự cao, sự ô nhiễm chƣa đến mức đặc biệt vì vậy việc áp dụng các công cụ kinh tế với những mức thu cũng nhƣ việc kiểm soát ô nhiễm là có khả năng chấp nhận đƣợc.
Quản lý và bảo vệ môi trường được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhất là trong những năm đổi mới trở lại đây. Đảng và Nhà nước ta đã xác
Trang 54
định rõ: Chỉ khi coi trọng các công cụ kinh tế trong sự kết hợp với công cụ mệnh lệnh hành chính không chỉ trong hoạt động kinh tế mà cả trong công cuộc bảo vệ môi trường vì mực tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh nhƣ trong Nghị quyết Đại hội Đảng IX mới có thể thực hiện đƣợc. Nhƣ vậy, việc áp dụng các công cụ kinh tế sẽ được tiến hành dễ dàng và đi theo đúng chính sách của Đảng và Nhà nước.
Chính quyền địa phương cũng đã có những giải pháp cụ thể trong việc bảo vệ môi trường tại tỉnh An Giang. Theo Baoangiang (2018), Chính quyền địa phương đã có những giải pháp cụ thể trong việc sử lý rác thải tập trung, mỗi ngày đã Chính quyền đã xử lý tập trung hơn 700 tấn rác thải. Điều này đã góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường tại địa phương.
2.4.2 Những hạn chế
Quản lý môi trường là một lãnh vực mới xuất hiện trong những năm đổi mới trở lại đây. Vì vậy khi áp dụng các công cụ kinh tế vào thực tiễn còn bộc lộ nhiều thiếu sót, không đáp ứng đƣợc thực tiễn đòi hỏi. Chúng ta chƣa có tính chiến lƣợc có tính dài hạn, kế hoạch giải quyết cho từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội. Nghĩa là công tác quản lý môi trường chưa trở thành một công tác có tính kế hoạch hoá, đây là một khó khăn cơ bản cho việc áp dụng các công cụ kinh tế vào quản lý môi trường ở tỉnh An Giang.
Sự thiếu vắng thị trường, thiếu sự cạnh tranh hoàn hảo: Do môi trường cạnh tranh phức tạp, sản phẩm sản xuất ra chƣa đáp ứng đƣợc thị hiếu tiêu dùng trong nước, đặc biệt là nước ngoài nên giá thành sản phẩm thường không đạt đƣợc nhƣ mong muốn. Do đó để đảm bảo đƣợc lợi ích kinh tế cũng nhƣ duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để giảm chi phí trong đó có chi phí cho việc bảo vệ môi trường, và như vậy việc áp dụng, thực hiện các công cụ kinh tế rất khó đạt đƣợc hiệu quả cao.
Thiếu quyền sở hữu đối với tài nguyên môi trường: Hầu hết các văn bản
Trang 55
pháp quy đều chƣa xác lập một cách rõ ràng về quyền sở hữu và quyền sử dụng lâu dài và ổn định các nguồn tài nguyên nhƣ đất, rừng và đất rừng và các loại tài nguyên thiên nhiên khác, bảo vệ một cách có hiệu quả các nguồn này.
Những bất cập trong hệ thống kế toán quốc gia: Chƣa có sự ổn định nền kinh tế vĩ mô và chính sách kinh tế vĩ mô, thị trường vốn, điều kiện hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn tài chính để đổi mới công nghệ của doanh nghiệp còn hạn chế, vì vậy mà việc chủ động quản lý môi trường khó được thực hiện, thậm chí không thực hiện đƣợc.
Do mức thu nhập còn thấp nên việc đánh thuế, phí (áp dụng các công cụ kinh tế) đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường không cao, thậm chí không thỏa đáng, đủ ý nghĩa đối với các đối tƣợng chịu thuế, phí, từ đó ý thức bảo vệ môi trường không cao dẫn đến việc áp dụng các công cụ kinh tế không đạt hiệu quả cao.
Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ chính trị đã chỉ rõ: Các cấp Uỷ đảng và chính quyền chƣa nhận thức đầy đủ quan điểm về phát triển bền vững, chƣa xác định rõ tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, chƣa quan tâm đúng mức đến việc chỉ đạo, điều hành trong công tác bảo vệ môi trường. Đây là một điều vô cùng khó khăn khi áp dụng các công cụ kinh tế trong công tác quản lý môi trường.
Hiện nay tài nguyên, thành phần môi trường chưa được định giá, hầu hết các văn bản luật đều chưa quy định rõ ràng về vấn đề này. Nhà nước cần ban hành các văn bản luật quy định rõ ràng, đảm bảo sự bình đẳng giữa các đối tƣợng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ sử dụng các thành phần môi trường.
Trang 56