Đóng góp tài chính cho quản lý môi trƣờng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường tại tỉnh an giang (Trang 30 - 31)

Đây là loại công cụ đƣợc dùng với mục đích là tăng nguồn thu nhập để xây dựng các công trình công cộng, chƣơng trình quản lý để bảo vệ môi trƣờng. Đóng góp tài chính trong đó có ở các công cụ khác nhƣ thuế, phí.nhƣng các công cụ đó việc đóng góp tài chính chỉ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp giảm lƣợng chất thải cũng nhƣ những tác động gây ô nhiễm môi trƣờng. Đóng góp tài chính là chƣơng trình đặc biệt bằng việc vận động, tuyên truyền các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài đóng góp tài chính cho công tác bảo vệ môi trƣờng. Nhƣ vậy có nghĩa là ngoài nguồn tài chính của các tổ chức, cá nhân trong nƣớc thì Việt nam cũng vận động các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài và thế giới viện trợ tài chính cho mình nhằm bảo vệ môi trƣờng sinh thái chung. Thông thƣờng tiền viện trợ của nƣớc ngoài đựơc giành để phát triển và bảo vệ môi trƣờng ở các nƣớc có thu nhập thấp, vì vậy số tiền viện trợ này rất nhỏ bé, chỉ tƣơng đƣơng 1,1% tổng thu nhập quốc dân ở các nƣớc nhận viện trợ. Nhằm đảm bảo việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái chung thì quỹ môi trƣờng thế giới đƣợc hình thành trên cơ sở Hiệp ƣớc của 25 nƣớc vào tháng 11 năm 1990 để tài trợ cho những dự án đầu tƣ theo bốn mục tiêu bảo vệ môi trƣờng. Đó là nguồn tài trợ quốc tế mà chúng ta có thể tranh thủ.

Ngày 26/6/2002 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 82/2002-QĐ-TTg về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo vệ môi

Trang 41

trƣờng. “Việc thành lập một thể chế tài chính mới, chuyên quản lý các nguồn vốn dành riêng cho mục tiêu bảo vệ môi trƣờng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên đƣợc đề cập nhƣ một trong những ƣu tiên giải quyết”. Với nguyên tắc “ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền” và “ngƣời hƣởng thụ phải trả tiền”, quỹ cho phép thực hiện cách tiếp cận mới, khác với phƣơng pháp hành chính- mệnh lệnh vẫn thƣờng đƣợc sử dụng trong quản lý chất lƣợng môi trƣờng và giảm thiểu ô nhiễm. Ngoài ra, bằng cách tạo điều kiện cho cơ quan chính quyền các cấp, các doanh nghiệp, cộng đồng dân cƣ hoặc cá nhân mỗi công dân có khả năng tiếp cận dễ dàng hơn các nguồn tài chính để giải quyết các vấn đề môi trƣờng. Quỹ có thể làm tăng vai trò và trách nhiệm của họ trong việc thực thi các hoạt động phòng chống, giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Quan trọng hơn nữa quỹ bảo vệ môi trƣờng là công cụ đắc lực trong việc khắc phục các hạn chế trong hệ thống cấp phát tài chính cho môi trƣờng hiện nay.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường tại tỉnh an giang (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)