Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG Ở AN GIANG
2.4.1 Những thuận lợ
Do còn hạn chế về nguồn tài chính cũng nhƣ kỹ thuật, công nghệ nên khi áp dụng công cụ kinh tế trong việc bảo vệ môi trƣờng đối với các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp này vẫn có khả năng thực hiện đƣợc việc sản xuất kinh doanh. Và nhƣ vậy việc thực hiện các trách nhiệm , nghĩa vụ mà các công cụ kinh tế quy định vẫn có thể thực hiện đƣợc.
Tính ƣu việt của công cụ kinh tế là chúng không những đƣa ra con số giới hạn tổ chức cho các quyết định về môi trƣờng, mà còn cho phép định lƣợng riêng biệt từng trƣờng hợp một cách linh hoạt, trong khi vẫn đảm bảo đƣợc yêu cầu chung về chất lƣợng môi trƣờng cho toàn khu vực. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi các hoạt động kinh tế đƣợc điều chỉnh theo cơ chế thị trƣờng, trong đó chi phí để đảm bảo chất lƣợng môi trƣờng rất khác nhau giữa các doanh nghiệp, sự giám sát chất thải hoặc mức độ khai thác tài nguyên của các doanh nghiệp không còn dễ dàng nhƣ trong cơ chế quản lý theo kế hoạch hoá tập trung. Khi mà có sự giám sát chặt chẽ nguồn gây ô nhiễm cũng nhƣ trách nhiệm và nghĩa vụ tài chính, trách nhiệm pháp lý thì đƣơng nhiên việc áp dụng các công cụ kinh tế đƣợc dễ dàng và đảm bảo tính thực thi cao.
Tƣơng đối phù hợp các chính sách các khoản thuế, phí về môi trƣờng, đặc biệt các khoản thu này lại đƣợc đầu tƣ cho công tác quản lý môi trƣờng. Nhƣ vậy sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm chung trong việc quản lý môi trƣờng của các tổ chức, cá nhân.
Điều kiện về kinh tế- xã hội chƣa thực sự cao, sự ô nhiễm chƣa đến mức đặc biệt vì vậy việc áp dụng các công cụ kinh tế với những mức thu cũng nhƣ việc kiểm soát ô nhiễm là có khả năng chấp nhận đƣợc.
Quản lý và bảo vệ môi trƣờng đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm, nhất là trong những năm đổi mới trở lại đây. Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác
Trang 54
định rõ: Chỉ khi coi trọng các công cụ kinh tế trong sự kết hợp với công cụ mệnh lệnh hành chính không chỉ trong hoạt động kinh tế mà cả trong công cuộc bảo vệ môi trƣờng vì mực tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc để xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh nhƣ trong Nghị quyết Đại hội Đảng IX mới có thể thực hiện đƣợc. Nhƣ vậy, việc áp dụng các công cụ kinh tế sẽ đƣợc tiến hành dễ dàng và đi theo đúng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.
Chính quyền địa phƣơng cũng đã có những giải pháp cụ thể trong việc bảo vệ môi trƣờng tại tỉnh An Giang. Theo Baoangiang (2018), Chính quyền địa phƣơng đã có những giải pháp cụ thể trong việc sử lý rác thải tập trung, mỗi ngày đã Chính quyền đã xử lý tập trung hơn 700 tấn rác thải. Điều này đã góp phần bảo vệ môi trƣờng và nâng cao ý thức của ngƣời dân trong việc bảo vệ môi trƣờng tại địa phƣơng.