TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở AN GIANG
2.2 Điều kiện kinh tế-xã hội tỉnh An Giang
Vị trí địa lý: Tỉnh An Giang có diện tích 3.536,7 km², bằng 1,03% diện tích cả nước và đứng thứ 4 so với 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý: phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp, Phía bắc và tây bắc giáp hai tỉnh Kandal
Trang 46
và Takéo của Campuchia với đường biên giới dài gần 104 km, Phía tây nam giáp tỉnh Kiên Giang, Phía nam giáp thành phố Cần Thơ.
Hình 2.1: Bản đồ hành chánh tỉnh An Giang
Tài nguyên thiên nhiên: An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất phù sa trên 151.600 ha, chiếm 44,5%. phần lớn đất đai điều màu mỡ vì 72% diện tích là đất phù sa hoặc có phù sa, địa hình bằng phẳng, thích nghi đối với nhiều loại cây trồng. Trên địa bàn toàn tỉnh có trên 583 ha rừng tự nhiên thuộc loại rừng ẩm nhiệt đới, đa số là cây lá rộng, với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ, ngoài ra còn có 3.800 ha rừng tràm. Sau một thời gian diện tích rừng bị thu hẹp, những năm gần đây tỉnh đã chú ý nhiều tới việc gây lại vốn rừng. Động vật rừng An Giang cũng khá phong phú và có nhiều loại quý hiếm. Rừng tập trung chủ yếu ở vùng Bảy núi tạo nên nhiều phong cảnh đẹp cùng với những di tích văn hóa – lịch sử, góp phần phát triển kinh tế địa phương tương đối đa dạng.
Nguồn lợi thủy sản trên hai con sông Tiền sông Hậu không nhỏ, và cùng
Trang 47
với hệ thống kênh, rạch, ao, hồ đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi cá bè, ao hầm, tôm trên chân ruộng mà từ lâu nó đã trở thành nghề truyền thống của nhân dân địa phương – đây cũng là thế mạnh đặc trưng ở An Giang. Ngoài ra, An Giang còn có tài nguyên khoáng sản khá phong phú, với trữ lƣợng khá đá granít trên 7 tỷ m3, đá cát kết 400 triệu m3, cao lanh 2,5 triệu tấn, than bùn 16,4 triệu tấn, vỏ sò 30 – 40 triệu m3, và còn có các loại puzolan, fenspat, bentonite, cát sỏi,…
Với những thế mạnh về đất đai và khí hậu An Giang đƣợc xem là tỉnh có tiềm năng du lịch. Du lịch của tỉnh tập trung vào các lĩnh vực văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí và du lịch nghỉ dƣỡng. Tài nguyên khoáng sản cũng là lợi thế của tỉnh An Giang so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khác, nguồn đá, cát, đất sét là nguyên liệu quý của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu rất lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long về vật liệu xây dựng.
Hình 2.2: Khu du lịch Núi Cấm, An Giang
Kinh tế An Giang: Từ xƣa, cƣ dân An Giang sống bằng nghề làm ruộng,
Trang 48
đánh bắt cá, tôm... và một số nghề thủ công nhƣ dệt, mộc, đan lát, nắn nồi, chạm khắc đá. Ở vùng cù lao đất giồng, nước ngập không đáng kể, việc canh tác tương đối dễ dàng. Từ cây lúa, con cá, cư dân tiến dần qua trồng trọt hoa màu, cây ăn trái,… và phát triển các ngành nghề thủ công cổ truyền của dân tộc. Nghề trồng dâu, nuôi tằm, ƣơm tơ, dệt lụa khá phổ biến, tập trung nhiều nhất ở vùng Tân Châu, Chợ Mới. Cho đến đầu thế kỷ XX, lụa Tân Châu đã nổi tiếng một thời vừa bền, vừa đẹp. Ở Bảy Núi, Châu Đốc, đồng bào Khơmer, Chăm đã cần cù dệt nên những chiếc “Xà Rong”, khăn đội đầu, khăn choàng tắm, áo,… nhiều màu sặc sở.
Nghề mộc cũng sớm phát triển trên đất Chợ Mới. Ở An Giang và cả Miền Tây đều biết đến những người thợ mộc Chợ Mới qua những sản phẩm thủ công tinh xảo có tính nghệ thuật cao, từ đơn giản đến cầu kỳ, phức tạp.
Tuy nghề thủ công có phát triển, nhưng cơ nghiệp của người dân An Giang dựng lên đƣợc hàng trăm năm nay chủ yếu là bắt nguồn từ cây lúa.
Những người dân An Giang đầu tiên cũng chỉ biết làm ruộng cấy ở vùng Cù lao, Bảy Núi, còn ở vùng ngập nước thì đánh bắt cá, tôm hoặc trồng hoa màu phụ sinh sống qua ngày. Cảnh “phá sơn lâm, đâm hà bá” ngày càng không phù hợp với sự gia tăng dân số. Bản thân cây lúa cũng bị hạn chế về diện tích gieo trồng, không đối đầu được với mùa nước nổi hàng năm. Người dân An Giang trong quá trình lao động cần cù sau này đã tìm cho mình cây lúa nổi đủ sức vươn mình và tồn tại lên trên mặt nước mênh mông. Cây lúa nổi đối với cư dân An Giang là một biểu tƣợng tuyệt vời về sức sống mãnh liệt trong quá trình mở đất và giữ đất.
Ngoài các hoạt động nông nghiệp, tại An Giang hiện nay còn phát triển mạnh về du lịch đặc biệt là du lịch tâm linh tại khu vực Núi Cấm và Núi Sam, khu du lịch rừng tràm Trà Sƣ. Hàng năm hoạt động du lịch cũng mang lại một nguồn thu lớn cho tỉnh nhà. Tuy nhiên, hoạt động du lịch cũng tạo ra gánh nặng lên môi trường và bảo tồn cho tỉnh An Giang
Trang 49