Căn cứ vào việc nghiên cứu, kết hợp với sự hiểu biết ngoài thực tiễn em xin đề xuất một số ý kiến sau đây:
Nhà nước cần có chính sách quản lý môi trường một cách có hiệu quả.
Muốn làm đƣợc điều đó đòi hỏi cần phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ đặc biệt là pháp luật về môi trường, quy định cụ thể các trách nhiệm, quyền hạn cũng như nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân có hành vi tác động tới môi trường.
Quản lý chặt chẽ các số liệu, kiểm soát ô nhiễm trên cơ sở thực hiện của các cơ quan có thẩm quyền về quản lý môi trường.
Nhà nước cần có những chính sách cụ thể trong việc thưởng, phạt về môi trường, đặc biệt là các vấn đề về bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả., vấn đề về quỹ môi trường cần phải đầu tư thích đáng, quản lý thu, chi đúng quy định và phù hợp sao cho có hiệu quả, Nhà nước phải chi ngân sách nhiều hơn nữa cho công tác những người làm quản lý môi trường.
Chúng ta chưa có những cơ sở khoa học và phương pháp luận để xác định chính xác về mức độ gây ô nhiễm, ảnh hưởng của cơ sở sản xuất gây nên đối với bên bị thiệt hại để từ đó làm căn cứ, cơ sở đƣa ra mức đền bù thiệt hại cho ô nhiễm môi trường. Trước tình hình đó em cho rằng Cục môi trường thấy cần thiết phải xây dựng phương pháp xác định mức đền bù thiệt hại bởi ô nhiễm môi
Trang 64
trường do các hoạt động sản xuất, dịch vụ gây ra và tăng kinh phí cho những người hoạt động và môi trường.
Với điều kiện kinh tế- xã hội như nước ta hiện nay nói chung và tỉnh An giang nói riêng, việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là cần thiết, đặc biệt là công cụ thuế và phí bảo vệ môi trường. Còn các công cụ khác tuỳ từng dự án, mức độ ô nhiễm với môi trường mà áp dụng loại công cụ kinh tế nào cho phù hợp. Cần hết sức thận trọng trong việc áp dụng các công cụ kinh tế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên cơ sở đảm bảo về vấn đề không gây ô nhiễm môi trường.
Nhà nước cần tạo ra các cơ chế, chính sách khuyến khích nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến nhằm quản lý môi trường.
Tổ chức chặt chẽ vấn đề giá cả, quan hệ kinh tế quốc tế nhằm tiêu thụ hàng hoá cho các doanh nghiệp, có những quy định cụ thể về việc hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh.
Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có nhiều loại thuế phải đóng vì vậy Nhà nước nên công bố thời hạn thuế tài nguyên trước 10 năm trở lên để giúp các ngành có thời gian thích ứng, đồng thời bù trừ lại bằng cách giảm bớt các loại thuế khác.
Nhà nước phải định hướng nghiên cứu xây dựng và phát triển các công cụ kinh tế về quản lý môi trường, phải căn cứ vào thứ tự ưu tiên các vấn đề môi trường cần giải quyết và chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam nói chung và tỉnh An giang nói riêng. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng trên cơ sở nguyên tắc và biện pháp về bảo vệ môi trường của Luật môi trường như phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường cũng như xem xét để hài hoà với các chủ chương phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Nhà nước cần xây dựng một hệ thống các công cụ kinh tế ngày càng hoàn chỉnh cho việc quản lý môi trường phù hợp với những đặc điểm và tính chất của
Trang 65
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong cơ chế thị trường đòi hỏi phải nghiên cứu, xây dựng các công cụ kinh tế sao cho phù hợp đặc điểm thể chế nền kinh tế.
Môi trường cạnh tranh lành mạnh: trong một môi trường thuận lợi, ưu đãi, hình thành một hệ thống sản xuất kinh doanh đa dạng. Tuy nhiên đây cũng là điều mà các doanh nghiệp luôn gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt, nếu có môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ không xảy ra các tiêu cực kinh tế trong đó có cả tiêu cực về môi trường. Ví dụ: một doanh nghiệp X sản xuất sản phẩm A. Để bán với giá thành thấp hơn sản phẩm A (cùng loại) của doanh nghiệp Y nhằm bán đƣợc nhiều sản phẩm, cạnh tranh cùng doanh nghiệp Y. Để bán với giá thành sản phẩm thấp hơn thì buộc họ phải giảm xuống mức tối thiểu chi phí trong đó có cả chi phí cho bảo vệ môi trường (Trốn tránh các trách nhiệm, nghĩa vụ hoặc có những tiêu cực khác về môi trường). Như vậy sức mạnh của thị trường là yếu tố thúc đẩy việc thực hiện các công cụ kinh tế, là sức hút để các doanh nghiệp tự nguyện thực hiện các công cụ kinh tế. Với một môi trường cạnh tranh không lành mạnh (có tính độc quyền hoặc cạnh tranh bất hợp pháp) thì động lực thúc đẩy- mục tiêu của việc thực hiện các công cụ kinh tế sẽ mất đi và dẫn đến việc áp dụng các công cụ kinh tế sẽ không có hiệu quả.
Tôn trọng quan điểm bền vững: Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của hiện tại song không xâm phạm tới khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai. Việc sử dụng các công cụ kinh tế không được làm ảnh hưởng tới tốc độ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, không làm cản trở tới việc thực hiện các chính sách kinh tế- xã hội khác. Phải tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, nghĩa là các công cụ kinh tế phải tác động tích cực vào các hành vi của doanh nghiệp trong đó có cả hành vi môi trường, làm sao để các doanh nghiệp có điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh, phải tạo ra môi trường mềm dẻo có khả năng lựa chọn thực sự cho doanh nghiệp trên cơ sở bảo vệ môi trường đúng
Trang 66
với các tiêu chuẩn về môi trường. Không vì một mục đích là tăng nguồn thu cho ngân sách để quản lý môi trường một cách tuyệt đối mà gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Muốn đạt đƣợc điều đó thì khi xây dựng và áp dụng các công cụ kinh tế Nhà nước phải căn cứ vào điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phải có sự kết hợp giữa các công cụ sao cho có hiệu quả nhất, vừa đảm bảo được vấn đề bảo vệ môi trường, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thái độ tích cực của nhân dân- những người tiêu dùng: ý thức bảo vệ môi trường của công dân, những người tiêu dùng các sản phẩm của doanh nghiệp có tác động rất lớn tới hành vi bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.
Hoàn thiện các thủ tục hành chính và các quy định rõ ràng cho các tiêu chuẩn môi trường. Hệ thống pháp luật phải quy định rõ ràng, cụ thể hơn và chặt chẽ hơn về vấn đề quản lý và bảo vệ môi trường, có như vậy việc áp dụng các công cụ kinh tế mới đảm bảo đƣợc tính thực thi.