Nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 27 - 28)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2. nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.2.2.1. Ý nghĩa về phát triển kinh tế

Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 nước ta còn khoảng 30% lao động làm nông nghiệp, còn lại phải chuyển sang ngành nghề phi nông nghiệp, không còn con đường nào khác là chúng ta là chúng ta phải đào tạo nghề cho LĐNT.

Đào tạo nghề cho LĐNT là việc làm thiết thực góp phần giải quyết công ăn việc làm cho số LĐNT nhàn rỗi do không có nghề; một số do không thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc do thi trượt, hoàn cảnh không thể có khả năng thi tiếp; một số khác là bộ đội xuất ngũ trở về địa phương, nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp. Đối với những LĐNT, người có trình độ văn hóa thấp thì học nghề là biện pháp duy nhất để nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, tay nghề cho người lao động vì họ không thể đáp ứng được các yêu cầu của giáo dục chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, đào tạo nghề cho LĐNT sẽ huy động được tối đa lực lượng lao động của xã hội và phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển lực lượng lao động thông qua đào tạo sẽ phát huy được năng lực, sở trường của từng người lao động và nhờ vậy hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh ngày một nâng cao.

Không những thế đào tạo nghề cho LĐNT sẽ khai thác tốt hơn các nguồn lực. Đó là khai thác các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học công nghệ, làm cho kinh tế nông thôn hoạt động có hiệu quả hơn.

Khoảng trên 90% hộ nghèo của cả nước sinh sống ở các khu vực nông thôn, vì vậy đào tạo nghề cho LĐNT quyết định sự thành công của các chương trình xóa đói, giảm nghèo.

20

Đào tạo nghề cho LĐNT đáp ứng được những đòi hỏi về kỹ năng, công nghệ về quản lý trong thời đại bước sang nền kinh tế tri thức; đáp ứng được nhu cầu hội nhập được kinh tế thế giới và toàn cầu hóa nền kinh tế và góp phần quan trọng vào qua trình tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân.

1.2.2.2. Ý nghĩa về chính trị - xã hội

Đào tạo nghề cho LĐNT góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” của Đảng và Nhà nước ta. Dân muốn giàu, trước hết phải có đầy đủ việc làm, sau đó là chất lượng việc làm ngày ngày một nâng cao, thu nhập của người lao động ngày một tăng.

Đào tạo nghề cho LĐNT góp phần nâng cao trí tuệ, chất lượng lực lượng lao động, làm giảm các tội phạm về tệ nạn xã hội.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)