Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 80 - 82)

7. Kết cấu luận văn

2.3.4. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề

Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên là một trong những tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

73

Bảng 2.9: Kết quả thống kê đội ngũ cán bộ, giáo viên các cơ sở dạy nghề công lập

S T T

Chức danh lượng Số

Trình độ chuyên môn Nghiệp vụ phạm Kỹ năng nghề quốc gia Thạc sĩ Đại học Trung cấp Thợ lành nghề I Trường Trung cấp nghề Châu Đốc 67 7 52 1 7 66 1 Cán bộ quản lý 14 1 12 1 13 2 Giáo viên cơ hữu 29 4 25 29 3 Giáo viên thỉnh giảng 24 2 15 7 24

II Trung tâm dịch vụ

việc làm 15 1 4 10 2

1 Cán bộ quản lý 5 1 4 2 2 Giáo viên cơ hữu 3 Giáo viên thỉnh giảng 10 10

(Nguồn báo cáo nội bộ)

Qua số liệu thống kê về hiện trạng đội ngũ cán bộ, giáo viên các cơ sở dạy nghề công lập trên địa bàn thành phố Châu Đốc (Bảng 2.9) có thể đánh giá như sau:

- Số lượng và cơ cấu giáo viên:

Các cơ sở dạy nghề chưa đảm bảo về số lượng giáo viên cơ hữu, nhất là giáo viên dạy các nghề ngắn hạn. Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy cho các lớp nghề ngắn hạn đào tạo cho lao động nông thôn, các cơ sở dạy nghề phải ký hợp đồng với các thợ lành nghề, có kinh nghiệm, hoặc người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và đối với các lớp nông nghiệp thì phối hợp cùng các trung tâm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật, nông dân sản xuất giỏi,...

74

điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý đào tạo, cũng như chất lượng giảng dạy của các cơ sở dạy nghề.

- Trình độ chuyên môn:

Đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn thì trình độ chuyên môn của giáo viên còn rất hạn chế, chủ yếu là từ những tiến bộ của khoa học công nghệ kết hợp với những kinh nghiệm vốn có và những kinh nghiệm từ thực tiễn của địa phương (đối với những lớp nông nghiệp). Đối với một số giáo viên từng gắn bó nhiều năm, các cơ sở đào tạo đã gửi tham gia các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng nhu cầu giảng dạy của đơn vị, hầu hết các giáo viên đều có tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Trình độ tin học và ngoại ngữ:

Hầu hết giáo viên dạy nghề ngắn hạn đều là thợ lành nghề, nghệ nhân, nông dân sản xuất giỏi, … nên trình độ tin học và ngoại ngữ còn rất hạn chế. Vì thế nhiệm vụ đặt ra đối với các cơ sở đào tạo nghề là từng bước nâng cao, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên giảng dạy và là nền tảng đưa chất lượng đào tạo nghề đi lên.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)