Chương trình, giáo trình liên quan đến đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 35 - 36)

7. Kết cấu luận văn

1.5.3. Chương trình, giáo trình liên quan đến đào tạo nghề

Wentling (1993) cho rằng: “Chương trình đào tạo là một bảng thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo, đó có thể là một khóa học kéo dài vài giờ, một ngày, một tuần, hoặc một vài năm. Bảng thiết kế tổng thể đó cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể trông đợi ở người học sau khóa học, nó phác họa ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho biết các phương pháp đào tạo các cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ”.

Các chương trình ĐTN là cơ sở để các cơ sở ĐTN thực hiện các hoạt động ĐTN. Các chương trình phải rất cụ thể theo từng nghề và nhóm nghề. Các chương trình hướng đến 02 mục tiêu là trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và rèn luyện kỹ năng nghề một cách cụ thể. Để xây dựng chương trình ĐTN, các cơ sở ĐTN phải xác định được hệ thống ngành nghề cơ sở sẽ tham gia đào tạo. Từ đó xác định nhu cầu đào tạo, đây chính là sự kết hợp giữa các địa phương với các cơ sở đào tạo trên địa bàn theo mức độ ảnh hưởng của các cơ sở đào tạo. Việc xây dựng chương trình đào tạo thuộc về chức năng của các trường dưới sự chỉ đạo, giám sát và phê duyệt của các cơ quan quản lý nhà nước.

Để có chương trình đào tạo có chất lượng, nhà nước có thể tổ chức xây dựng các chương trình chuẩn theo từng cấp đào tạo nghề, có phần để từng cơ sở ĐTN bổ sung, lựa chọn cho phù hợp với điều kiện từng cơ sở và yêu cầu sử dụng lao động của từng vùng, miền.

Tuy nhiên, chương trình ĐTN cho LĐNT so với chương trình ĐTN nói chung, cần cụ thể và dễ hiểu hơn. Thậm chí ĐTN cho LĐNT vùng sâu, vùng xa, cho đồng bào dân tộc thiểu số cần theo phương thức cầm tay, chỉ việc, hết sức cụ thể, không tách rời mà gắn lý thuyết với thực hành theo từng kỹ năng nghề . Thời gian tổ chức các lớp dạy nghề thường ngắn hạn, vào những thời điểm thích hợp, thường là những lúc nông nhàn.

28

Việc nghiên cứu, xây dựng các chương trình, giáo trình sao cho hợp lý và sát với nhu cầu đào tạo cũng như sát với nghề đào tạo để học viên có thể nắm vững được nghề sau khi tốt nghiệp là vấn đề rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)