Mở rộng hình thức và ngành nghề đào tạo; đổi mới nội dung, chương trình

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 100 - 102)

7. Kết cấu luận văn

3.2.3. Mở rộng hình thức và ngành nghề đào tạo; đổi mới nội dung, chương trình

đào tạo phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của địa phương

Hiện nay, nhu cầu học nghề của bộ phận LĐNT bao gồm nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi khác nhau với mong muốn được học những ngành nghề sau này có cơ hội tìm kiếm việc làm với mức thu nhập cao. Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo nghề cho LĐNT cần tích cực rà soát, tìm hiểu nhu cầu đối tượng, lứa tuổi có nhu cầu học nghề, đồng thời cần phải nắm bắt rõ nhu cầu tuyển dụng lao động của DN trên địa bàn và các vùng lân cận để có chiến lược phát triển các hình thức và ngành nghề đào tạo đáp ứng được nhu cầu đó.

Bên cạnh đó nội dung, hình thức đào tạo nghề cũng cần thay đổi sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Có như vậy mới tạo sự tin tưởng và thu hút được lực lượng LĐNT đến học nghề, góp phần vào giải quyết vấn đề đào tạo nghề cho LĐNT.

Trong giai đoạn tới các CSDN của thành phố có một số giải pháp sau để phát triển công tác đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động của thành phố:

93

+ Điều tra, khảo sát, thu thập, xác định nhu cầu, ngành nghề đào tạo phù hợp về số lượng và cơ cấu nghề nghiệp, gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sử dụng của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh, ngoài nước; khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân có sử dụng lao động tham gia đào tạo nghề nghiệp cho lao động, đào tạo phải gắn kết với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; đào tạo phải đáp ứng nhu cầu học nghề của người dân, yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

+ Tiếp tục công tác khảo sát nhu cầu học nghề của lao động đặc biệt là các lao động trong các hộ gia đình bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, giao thông hay các công trình phúc lợi; khảo sát để nắm bắt tình hình của học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường. Phân luồng đối tượng học nghề, ngành nghề và hình thức học nghề của từng đối tượng để từ đó lên kế hoạch triển khai mở rộng ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo, nội dung đào tạo sao cho phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động trên địa bàn.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền thông qua nhiều kênh thông tin, trên mọi phương tiện thông tin đại chúng về công tác đào tạo nghề để người lao động có thể hiểu rõ giá trị nghề nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay; động viên, khuyến khích bộ phận LĐNT đi học nghề để có cơ hội tìm kiếm việc làm mới có thu nhập cao nhằm nâng cao mức sống cho bản thân và gia đình.

+ Rà soát, cập nhật và đổi mới nội dung chương trình, giáo trình theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất; đảm bảo đào tạo liên thông giữa các cấp trình độ. Thường xuyên chủ động mở các mã ngành nghề đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương và của thị trường lao động.

- Các CSDN cần định kỳ điều chỉnh lại chương trình đào tạo theo hướng xác định mục tiêu đào tạo phù hợp với yêu cầu TTLĐ; xác định tỷ lệ phù hợp giữa lý thuyết và thực hành, đặc biệt ưu tiên nhiều thời gian dạy thực hành để nâng cao kỹ năng nghề cho người học. Một số lĩnh vực sản xuất (chủ yếu là nông nghiệp) mang

94

tính thời vụ chỉ diễn ra ở thời điểm nhất định trong năm hoặc chu kỳ sản xuất kéo dài… nên sẽ khó khăn cho việc thực hiện các phần thực hành, tham quan, trải nghiệm thực tế. Do đó, trong chương trình đào tạo cần căn cứ đặc thù nghề để xác định thời gian, phương pháp và hình thức đào tạo để quá trình đào tạo luôn gắn liên với thực tế lao động sản xuất.

- Giáo trình, tài liệu học tập cũng là một trong những hạn chế trong ĐTN cho LĐNT, không chỉ thiếu về số lượng mà ngay cả những giáo trình, tài liệu hiện tại phần lớn chưa phù hợp với đối tượng sử dụng là LĐNT học nghề do nội dung trình bày vẫn nặng tính hàn lâm, trong khi người học nghề có trình độ văn hóa khá thấp. Chính vì thế, ngoài đảm bảo cung cấp đủ số lượng giáo trình, tài liệu các môn học của mỗi chương trình đào tạo cho các học viên, cần phải thay đổi cách xây dựng, cách trình bày nội dung để người học dễ tiếp cận và tiếp thu được kiến thức, như: Biên tập thành những cuốn cẩm nang về nghề, có hình vẽ minh họa, chỉ dẫn chi tiết hoặc dưới dạng video clip hay băng cát sét, …

- Kiểm duyệt nội dung đào tạo sao cho phù hợp với trình độ dân trí, khả năng tiếp thu của người lao động nông thôn. Phải có những phương pháp đào tạo cụ thể, đa dạng hóa hình thức đào tạo phù hợp với nội dung, đối tượng giảng dạy.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)