Định hướng phát triển của thành phố trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 92 - 98)

7. Kết cấu luận văn

3.1.1. Định hướng phát triển của thành phố trong thời gian tới

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị thành phố và sự đồng tình, thống nhất của nhân dân đã nỗ lực, phấn đấu khắc phục mọi khó khăn hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện đạt và vượt 16/16 chỉ tiêu, chủ yếu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; an ninh quốc phòng được bảo đảm; đời sống người dân ngày càng được nâng lên, tạo nền tảng cho sự phát triển nhanh và bền vững của thành phố trong thời gian tới.

Năm 2018 tiếp tục được xác định là “Năm Du lịch và Văn minh đô thị”, thành phố Châu Đốc tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, cùng với thuận lợi được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2098/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia (KDLQG) Núi Sam tỉnh An Giang dến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Quyết định 2098), nhằm khai thác hợp lý thế mạnh về du lịch văn hóa - tâm linh, kết hợp đầu tư khai thác phát triển các loại hình du lịch vui chơi, giải trí, khám phá, thể thao và nghỉ dưỡng để trở thành một điểm đến du lịch có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao và khắc phục tính thời vụ trong hoạt động du lịch, gắn với bảo tồn nghiêm ngặt và phát huy giá trị hệ thống di tích và thắng cảnh, phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng, ..., phấn đấu đến trước năm 2025, phát triển KDL Núi Sam đáp ứng các tiêu chí của Khu DLQG, đến năm 2030, KDLQG Núi Sam trở thành trung tâm du lịch đặc sắc về văn hóa tâm linh của vùng Đồng bằng

85

sông Cửu Long và cả nước, Ủy ban nhân dân thành phố Châu Đốc đã đề ra một số giải pháp thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm như sau:

- Tiếp tục đổi mới công tác quản lý Nhà nước, tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm có tính đột phá, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, có sức cạnh tranh cao, thu hút đầu tư trên địa bàn thành phố.

- Phát triển đồng bộ mạng lưới kết cấu hạ tầng du lịch, dịch vụ, thương mại trên cơ sở thực hiện đồng bộ hệ thống giao thông đô thị, xây dựng cảnh quan môi trường; triển khai thực hiện tốt Kế hoạch truyền thông, xúc tiến, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng thương hiệu du lịch Châu Đốc giai đoạn 2018 - 2025; gắn phát triển du lịch kết hợp với đảm bảo an ninh quốc phòng; thực hiện đồng bộ các giải pháp ổn định thị trường, tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá cả thị trường.

- Trên cơ sở Quyết định 2098 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra 7 định hướng phát triển và 8 nhóm giải pháp thực hiện, Ủy ban nhân dân thành phố sẽ xây dựng kế hoạch phân kỳ thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị tham mưu, ưu tiên để thực hiện hoàn thành Quy hoạch.

- Triển khai thực hiện tốt Chương trình hành động số 59/CTr-UBND ngày 13/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020.

- Thực hiện hoàn chỉnh quy hoạch và lập dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Vĩnh Tế; tập trung nguồn lực phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế nhằm phục vụ du lịch; đẩy mạnh công tác khuyến công; nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; tăng cường kiểm tra, giám sát việc xây dựng theo quy hoạch.

- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh các quy hoạch không còn phù hợp và lập mới các đồ án phân khu cũng như chi tiết để đáp ứng kịp thời tình hình phát triển kinh tế - xã hội thành phố;

- Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng giá trị và chất lượng nông sản đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, khuyến khích tổ chức sản xuất theo hướng quy hoạch lại các tiểu vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa, mà trọng tâm là mở rộng

86

diện tích ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, nhân rộng thực hiện mô hình “cánh đồng lớn” tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Song song với việc nâng chất các tiêu chí nông thôn mới, xây dựng Đề án thành lập phường Vĩnh Tế và phường Vĩnh Châu.

- Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở các cấp học; chú trọng công tác đào tạo nghề đặc biệt là đối với nghề trọng điểm mà Tổng cục dạy nghề đã giao cho tỉnh An Giang và đặt tại trường Trung cấp nghề Châu Đốc, đó là Nghề nghiệp vụ Nhà hàng. Trong đó, có hàng loạt ngành nghề phục vụ cho ngành du lịch nhằm giúp Châu Đốc phát huy thế mạnh phát triển lĩnh vực dịch vụ thương mại dụ lịch. Đồng thời góp phần cho thành phố thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, giải quyết việc làm tại địa phương, thực hiện hiệu quả chính sách giảm nghèo.

- Tăng cường thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết, chính sách về tôn giáo, dân tộc; Giữ vững an ninh chính trị, an ninh biên giới, ổn định trật tự an toàn xã hội, phòng chống các loại tội phạm, kiên quyết xử lý các tệ nạn xã hội, triển khai có hiệu quả chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và đảm bảo an ninh nông thôn; phát triển tốt mối quan hệ hữu nghị truyền thống với phía bạn Campuchia; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước; Triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, đề án phát triển nguồn nhân lực.

Năm 2018, tỉnh An Giang xác định du lịch là khâu đột phá, thành phố Châu Đốc cũng xác định đây chính là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, hiện có nhiều doanh nghiệp đã và đang triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn. Do đó, cần tập trung phát triển, nâng cao hiệu quả, chất lượng các nguồn lực đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao, phát huy hiệu quả hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án, tăng cường kỷ luật kỷ cương, đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, … Do đó, đòi hỏi sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự vận dụng linh hoạt các chính sách, chủ trương, nghị quyết của Đảng vào thực tiễn, sự đồng hành của doanh nghiệp và sự đồng tình của người dân, từng ngành, từng cấp chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết và đề ra giải pháp thực hiện khả thi, phù hợp thực tiễn, tận

87

dụng tốt thời cơ, vượt qua thách thức, khó khăn để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018.

Đặc biệt, trong những năm tới chiến lược phát triển đào tạo nghề cho LĐNT phải gắn với nhu cầu lao động của từng ngành nghề cả về số lượng và chất lượng, có như vậy mới đảm bảo tính hiệu quả của công tác đào tạo nghề.

3.1.2. Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố trong thời gian tới

Căn cứ Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2016 - 2020 cả nước phải đào tạo nghề cho 6.000.000 lao động nông thôn, trong đó:

+ Khoảng 5.500.000 lao động nông thôn được đào tạo nghề (1.400.000 người học nghề nông nghiệp; 4.100.000 người học nghề phi nông nghiệp). Sau đào tạo, ít nhất 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn;

+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.”

Căn cứ vào phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Châu Đốc; căn cứ nguyện vọng, nhu cầu học nghề của LĐNT trong thành phố, các cấp, các ngành của thành phố đã có chiến lược phát triển công tác đào tạo nghề và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT phù hợp với nội dung và nhu cầu thực tế của từng đối tượng.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Châu Đốc nhiệm kỳ 2016 - 2020 của UBND thành phố Châu Đốc, dự báo đến năm 2020 dân số toàn thành phố vào khoảng 112.059 người và lực lượng lao động trong độ tuổi dự kiến khoảng 76.441 người và có khoảng trên 9.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu đào tạo nghề và giải quyết việc làm.

88

Theo đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Châu Đốc, đến năm 2020 Châu Đốc phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, theo cơ cấu đào tạo, cấp đào tạo: Trung cấp nghề trở lên đạt 15%, sơ cấp nghề đạt 25%, dạy nghề thường xuyên đạt 60%. Đối với nghề Quản lý Nhà hàng - khách sạn tập trung đào tạo các nghề như: Quản lý nhà hàng - khách sạn; Kỹ thuật phục vụ nhà hàng, quán ăn nông thôn; Nghiệp vụ chế biến món ăn, … được thể hiện trong bảng 3.1:

Bảng 3.1. Hướng đào tạo nghề dịch vụ du lịch cho lao động thành phố đến năm 2020

STT Ngành nghề đào tạo Số lượng học viên Thời gian đào tạo

1 Quản lý nhà hàng - khách sạn 30 - 60 học viên/năm 1 - 3 tháng 2 Kỹ thuật phục vụ nhà hàng,

quán ăn nông thôn 30 - 60 học viên/năm 1 - 3 tháng 3 Nghiệp vụ chế biến món ăn 20 - 40 học viên/năm 1 - 3 tháng 4 Nghiệp vụ lễ tân 20 - 30 học viên/năm 1 - 3 tháng 5 Nghiệp vụ phục vụ buồng 20 - 40 học viên/năm 1 - 3 tháng 6 Nghiệp vụ pha chế cocktail 20 - 40 học viên/năm 1 - 3 tháng 7 Nghiệp vụ Nhà hàng 30 - 60 học viên/năm Trung cấp 2 năm

(Nguồn: Đề án ĐTN cho LĐNT thành phố Châu Đốc đến năm 2020)

Bên cạnh hướng đào tạo nghề cho ngành dịch vụ du lịch thì đề án cũng đưa ra hướng đào tạo nghề cho các ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp khác trong thời gian tới được thể hiện trong bảng 3.2:

89

Bảng 3.2. Hướng đào tạo các nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp khác cho lao động thành phố đến 2020

STT Ngành nghề đào tạo Số lượng học viên Trình độ đào tạo

Ngắn hạn

1 May công nghiệp 150

Dưới 3 tháng

2 Kỹ thuật làm hoa voan 30

3 Chế biến chả lụa heo 60

4 Chế biến khô cá các loại 60

5 Kỹ thuật trồng rau màu an toàn 60

6 Kỹ thuật trồng và thiết kế vườn 30

7 Sửa chữa xe gắn máy 30

Sơ cấp nghề 8 Xây dựng dân dụng 60 9 Các nghề khác 90 Dưới 3 tháng Dài hạn 1 Nghiệp vụ Nhà hàng 60 Trung cấp nghề 2 Kỹ thuật sửa chữa, cài đặt, lắp ráp máy

tính 60

3 Kỹ thuật điện lạnh 60

(Nguồn: Đề án ĐTN cho LĐNT thành phố Châu Đốc đến năm 2020)

LĐNT hiện nay của thành phố Châu Đốc chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số lao động trên địa bàn thành phố, đồng thời với nhu cầu phát triển kinh tế thành phố nên một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển sang quy hoạch xây dựng khu dịch vụ thương mại, du lịch khiến cho lực lượng lao động bị mất đất sản xuất gây ra tình trạng thiếu việc làm, do đó hướng dạy nghề của UBND thành phố đề ra là cần trú trọng đào tạo nghề cho LĐNT để rút bớt lao động nông nghiệp, nông thôn chuyển sang các ngành kinh tế khác, đồng thời một số doanh

90

nghiệp đóng trên địa bàn thành phố cần phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề để đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Phát triển các hình thức dạy nghề là một biện pháp nhằm tăng quy mô đào tạo nghề cho LĐNT và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT. Thành phố đã đưa ra kế hoạch để nhân rộng các mô hình tiên tiến về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn thành phố. Trước hết là cần phát triển và nhân rộng các hình thức dạy nghề đã thực hiện tốt trên địa bàn thành phố trong thời gian qua và tiếp tục mở thêm các hình thức dạy nghề mà thành phố chưa triển khai để phục vụ cho nhu cầu học nghề của người lao động trong thành phố. Đồng thời, khắc phục những yếu kém còn tồn tại trong quá trình dạy nghề cho người lao động để nâng cao được chất lượng các khóa đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)