Nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đào tạo

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 103 - 104)

7. Kết cấu luận văn

3.2.5. Nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đào tạo

trọng điểm và dạy nghề cho LĐNT; thực hiện chủ trương xã hội hóa, gắn kết với doanh nghiệp để đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bằng hình thức góp vốn hay đầu tư trang thiết bị đáp ứng trình độ kỹ thuật cao, hiện đại của xã hội.

Ngoài ra, việc mua sắm thiết bị vật tư phục vụ thực hành thường có độ trễ giữa nhu cầu và thời gian để thực hiện việc mua sắm; do đó cần xây dựng được định mức sử dụng vật tư, xây dựng quy trình mua sắm vật tư để giảm thời gian trễ trong thực hiện việc mua sắm đối với từng nghề nhằm đáp ứng kịp thời cho ĐTN cho LĐNT. Tăng cường xã hội hóa hoạt động ĐTN cho LĐNT bằng việc huy động các nguồn đầu tư từ XH cho các CSDN; hợp tác với DN trong ĐNT để tận dụng cơ sở vật chất, máy móc thiết bị để vừa giảm chi phí đầu tư, vừa gắn đào tạo với nhu cầu thực tế của bên sử dụng LĐ.

3.2.5. Nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đào tạo nghề nghề

Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở các cơ sở đào tạo nghề đáp ứng chuẩn nhà giáo GDNN theo từng cấp độ đúng quy định.

Giáo viên là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo. Do đó muốn nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giải pháp quan trọng là phải nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ giáo viên. Cần lên kế hoạch cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học… cho đội ngũ giáo viên. Hiện nay số lượng giáo viên của trường vẫn chưa đảm bảo, chủ yếu là giáo viên hợp đồng, kinh nghiệm trong thực tế còn hạn chế; đội ngũ cán bộ hành chính còn trẻ, kinh nghiệm trong công tác còn hạn chế. Do đó muốn nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT cần phải tăng thêm chỉ tiêu biên chế cán bộ, giáo viên dạy nghề cho trường có trình độ đạt tiêu chuẩn. Trong giai đoạn 2016 - 2018, trường có kế hoạch:

96

+ Bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ giáo viên dạy nghề.

+ Xây dựng các chương trình bồi dưỡng và cải tiến nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy nghề.

+ Tiếp tục ký hợp đồng dài hạn với những giáo viên có trình độ, có kinh nghiệm giảng dạy, nhiệt tình tâm huyết với nghề và cần có chế độ tiền lương thỏa đáng để họ yên tâm công tác. Ký hợp đồng với các giáo viên thỉnh giảng tham gia các lớp thuộc lĩnh vực dịch vụ thương mại du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc nói riêng và tỉnh An Giang nói chung.

Để thực hiện được các giải pháp trên thì cần có nguồn kinh phí để đầu tư và phát triển. Hiện nay trường thực hiện đào tạo hoàn toàn miễn phí cho người lao động tại địa phương nên tất cả các khoản chi phí và hoạt động của trường hoàn toàn đến từ nguồn hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và đầu tư của tỉnh, thành phố.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)