Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 104 - 106)

7. Kết cấu luận văn

3.2.7. Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động

Tạo việc làm mới và giải quyết việc làm thêm cho người lao động chịu tác động trực tiếp của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ. Yêu cầu về chất lượng lao động của các DN cũng ngày càng khắt khe hơn, do đó để có thể giải quyết việc làm cho LĐNT cần tiến hành nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT. Muốn thực hiện tốt giải quyết việc làm cần thực hiện:

+ Tham mưu với Thường trực Thành ủy, lãnh đạo UBND chỉ đạo Đảng ủy, UBND các phường, xã, các tổ chức, đoàn thể tuyên truyền về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm; đặc biệt tập trung tuyển sinh ở các địa phương có người nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố.

97

+ Phối hợp với các doanh nghiệp đẩy mạnh tổ chức thực hiện đào tạo nghề nghiệp gắn với đơn đặt hàng, các mô hình sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng theo công nghệ cao của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

+ Nhân rộng mô hình tiên tiến về đào tạo nghề và giải quyết việc làm: Đào tạo nghề ngắn hạn, đào tạo định hướng xuất khẩu lao động, đào tạo tại các trung tâm học tập cộng đồng, đào tạo tại các DN, cơ sở sản xuất và truyền nghề tại các làng nghề trên địa bàn.

+ UBND thành phố tổ chức chỉ đạo học tập các điển hình tiên tiến trong thành phố.

+ UBND các phường, xã liên kết với các công ty xuất khẩu lao động dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố đào tạo, định hướng, tư vấn, hỗ trợ vay vốn và đưa lao động đi xuất khẩu lao động.

Lao động thanh niên là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng. Do đó, giải quyết được tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên; nâng cao thu nhập cho thanh niên đặc biệt là thanh niên nông thôn là một việc hết sức cần thiết và là một giải pháp trong công tác xóa đói giảm nghèo của huyện cũng như công tác chuyển dịch cơ cấu LĐNT sang các ngành nghề khác. Ngoài các giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên ngay tại địa phương bằng cách khuyến khích, hướng nghiệp cho thanh niên đi vào các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp và tại các làng nghề truyền thống thì việc giải quyết việc làm cho lao động thanh niên trong khu vực công nghiệp, dịch vụ là một giải pháp quan trọng và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của thành phố. Ngoài ra, một giải pháp nữa là giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động cho thanh niên để họ có cơ hội đi làm việc và học hỏi ở các nước trên thế giới.

Trong thời gian tới cần có chính sách thu hút đầu tư các DN trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố, mở mang các ngành dịch vụ, cung ứng đầy đủ số lao động có tay nghề, được dạy nghề để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng lao động của các

98

DN. Khuyến khích LĐNT học nghề để tìm việc làm tại các DN; đôn đốc các DN thực hiện cam kết tuyển dụng lao động vào làm việc trong DN.

Mở rộng tiếp nhận các công ty về tuyển lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài; Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện ưu tiên cho vay vốn đối với những người đi xuất khẩu lao động.

Giải quyết được việc làm cho người lao động sau khi đào tạo là một việc làm hết sức có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong thời gian tới của thành phố. Công tác đào tạo nghề gắn liền với giải quyết việc làm sẽ là động lực thúc đẩy người lao động có nhu cầu học nghề cao hơn, họ có thể yên tâm học tập, phát huy hết khả năng và ý thức, trách nhiệm của bản thân, từ đó chất lượng lao động sẽ được nâng cao; các cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ tận dụng được nguồn nhân lực tại địa phương đảm bảo về số lượng và chất lượng giúp yên tâm sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)