Nhu cầu đào tạo nghề của địa phương

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 59 - 60)

7. Kết cấu luận văn

2.2.2. Nhu cầu đào tạo nghề của địa phương

52

Trong thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động ở các xã vùng sâu, vùng xa luôn được các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền quan tâm. Tùy theo nhu cầu, thế mạnh của mỗi địa phương, các lớp đào tạo nghề do các cơ sở đào tạo nghề tổ chức đã đáp ứng được nguyện vọng học nghề của bà con nông thôn.

Trước khi tổ chức lớp, thành phố đã chỉ đạo các phường - xã rà soát, khảo sát nhu cầu học nghề để xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tế tại địa phương. Chủ động, linh hoạt lựa chọn ngành nghề, mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với điều kiện, thế mạnh của địa phương đã giúp công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực. Cùng với đó, các địa phương cũng tiếp tục đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân.

Ở nông thôn nguồn thu nhập chính của bà con chủ yếu từ trồng trọt, chăn nuôi, nhưng do nhận thức của người dân trong việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi còn hạn chế, nên hiệu quả chưa cao. Vì vậy, những năm qua, các ngành, các cấp, đoàn thể thành phố cũng như chính quyền địa phương đã tích cực chủ động phối hợp với các cơ sở dạy nghề mở các lớp dạy nghề sửa chữa máy nông nghiệp, chăn nuôi, thú y, … cho người dân.

Hiện nay, việc đào tạo nghề được thực hiện theo phương châm “cầm tay chỉ việc”, tức là dạy nghề giữa lý thuyết và thực hành song song với nhau, thực hành chiếm trên 70% thời gian học nên các học viên đều dễ hiểu, dễ áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Cùng với đó, đào tạo nghề theo nhu cầu của người học, gắn với những tiềm năng thế mạnh của địa phương. Từ đó, tạo cơ hội cho người lao động sau khi học nghề xong có thể áp dụng ngay những kiến thức đã học để phát triển kinh tế gia đình. Kinh tế phát triển giúp các hộ dân giảm nghèo bền vững, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)