7. Kết cấu luận văn
1.6.3. Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa
Thực hiện Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ, Thanh Hóa đã sớm thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, xây dựng kế hoạch triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, lựa chọn huyện triển khai thí điểm, chỉ đạo việc tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT, xử lý cung, cầu lao động và dạy nghề.
Đến nay, 27/27 huyện, thị xã, thành phố đã và đang tích cực triển khai thực hiện đề án của tỉnh. Trong đó có 4 mô hình dạy nghề hiệu quả có thể nhân rộng, đó là: mô hình dạy nghề kỹ thuật sản xuất lúa F1 tại huyện Yên Định, kỹ thuật trồng lúa cao sản tại xã Hạnh Phúc, huyện Thọ Xuân; mô hình dạy nghề thêu ren - đính cườm tại xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân; mô hình dạy nghề dệt chiếu cải tại Khu làng nghề thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn; mô hình dạy nghề mây giang xiên tại xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa.
Theo đánh giá, sau khi được triển khai, các mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn, thu nhập của người nông dân được nâng lên rõ rệt, bình quân người lao động thu nhập từ 40.000 đồng đến 90.000 đồng/người/ngày. Thanh Hóa là 1 trong 2 tỉnh thực hiện thí điểm dạy nghề cho LĐNT theo hình thức cấp thẻ học nghề nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ dự án. Tính đến cuối năm toàn tỉnh đã có 54.680 LĐNT được hỗ trợ dạy nghề theo Quyết định 1956, trong đó tổ chức được 591 lớp đào tạo nghề cho 16.849 LĐNT theo đề án của tỉnh.