Quản lý hoạt động đào tạo, đánh giá côngtác đào tạo

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 32 - 33)

7. Kết cấu luận văn

1.4.4. Quản lý hoạt động đào tạo, đánh giá côngtác đào tạo

Quản lý hoạt động đào tạo là quá trình theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động đào tạo. Kết quả đào tạo phản ánh kiến thức, kỹ năng, thái độ học viên, lĩnh hội được sau đào tạo, kết quả này có đáp ứng được mục tiêu đào tạo và yêu cầu của thực tiễn sản xuất hay không? Việc điều tra khảo sát mức độ hài lòng của người học về chương trình đào tạo, về công tác tổ chức đào tạo và tỷ lệ học viên sử dụng nghề sau đào tạo, khả năng tạo việc làm sau đào tạo của người học có thể làm sáng tỏ câu hỏi trên.

Đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo có ý nghĩa quan trọng trong đào tạo nghề cho LĐNT. Thông qua đó sẽ rút ra được những ưu điểm và hạn chế của chương trình cũng như hình thức đào tạo để từ đó có kinh nghiệm nâng cao hiệu quả cho các chương trình đào tạo lần sau.

* Các yêu cầu và tiêu chí đánh giá đối với chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT:

Vấn đề cấp bách hiện nay là khẩn trương bồi dưỡng về mọi mặt, số lao động chưa qua đào tạo đầy đủ tăng nhanh về quy mô với chất lượng cao. Công tác đào tạo nghề cho LĐNT phải đạt được một số yêu cầu sau:

Một là, công tác chỉ đạo và lập kế hoạch phải sát với thực tế, phù hợp với đặc điểm của đối tượng là LĐNT, cụ thể là kết quả công tác xác định nghề đào tạo và nhu cầu đào tạo.

25

Hai là, đào tạo phải chú trọng tính hiệu quả, dạy thật học thật, người lao động phải tiếp thu được kiến thức và kỹ năng sau khi được đào tạo.

Ba là, kết quả đào tạo phải hướng tới các mục tiêu của đào tạo nghề cho LĐNT, đào tạo phải gắn với bố trí việc làm.

Để đánh giá công tác đào tạo nghề cho LĐNT có đạt được những yêu cầu trên không, có thể dựa vào một số tiêu chí sau:

- Số lượng học viên đã được đào tạo so với số lượng trên kế hoạch của thành phố. - Số lượng người lao động có việc làm sau quá trình đào tạo.

- Tiêu chí về năng lực của học viên sau khi được đào tạo.

Để đánh giá được các tiêu chí trên thì cần có sự tham gia đánh giá của giáo viên, của bản thân người học nghề và của những đơn vị nhận lao động sau khi được đào tạo. Những tiêu chí kể trên có thể đánh giá tương đối chính xác chất lượng đào tạo về kỹ năng của người lao động.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)