Tình hình triển khai chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 55 - 57)

7. Kết cấu luận văn

2.1.3. Tình hình triển khai chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành

phố Châu Đốc trong thời gian qua

2.1.3.1. Sự chỉ đạo của chính quyền trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Châu Đốc

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ/TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và căn cứ vào sự chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, UBND thành phố Châu Đốc đã xây dựng đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Châu Đốc giai đoạn 2016 - 2018, định hướng đến 2020. Trong đó, đề án giao cho Phòng Lao động -TB&XH thành phố là cơ quan thường trực và chủ trì đề án, phối hợp với các phòng ban, hội, đoàn thể, UBND các xã, phường quy hoạch và xây dựng kế hoạch về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn 2016 - 2018 nhằm đảm bảo

48

được công tác đào tạo nghề trong địa bàn thành phố phát triển đúng hướng, củng cố và phát triển hệ thống cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố.

2.1.3.2. Kết quả đạt được từ công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố trong thời gian qua

Trong 03 năm tính từ năm 2016 đến 2018, số lao động của thành phố được đào tạo nghề và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trên địa bàn thành phố đạt bình quân 1.300 người/năm. Tính đến tháng 31/12/2018, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lũy kế so với tổng lực lượng lao động trên địa bàn thành phố Châu Đốc đạt 68% (theo nguồn báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Châu Đốc).

Theo báo cáo tiến độ thực hiện Đề án 1956 của UBND thành phố Châu Đốc năm 2016 thì sau khi đào tạo xong số lao động có việc làm ổn định chiếm trên 80% số lao động được đào tạo, số lao động có việc làm nhưng không thường xuyên chiếm dưới 20%, số còn lại trong tình trạng không có việc làm hoặc rất khó tìm được việc do không đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Qua 03 năm triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố đã có những chuyển biến tích cực, có xu hướng chuyển dần lao động ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp, dịch vụ du lịch, góp phần tích cực giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề, xóa đói giảm nghèo, giúp ổn định trật tự xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương.

Các loại hình và ngành nghề đào tạo từng bước được bổ sung, bám sát vào nhu cầu thực tế tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố. Tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng và có việc làm tăng hơn; ý thức tự đào tạo, tự bồi dưỡng của một bộ phận người lao động có chuyển biến.

Các chương trình hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc các đối tượng ưu tiên như: Hộ nghèo, cận nghèo, người thuộc gia đình chính sách được triển khai rộng. Công tác quản lý Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm ngày càng chặt chẽ. Công tác hướng nghiệp và tổ chức hội chợ việc làm, … bước đầu được quan tâm;

49

chủ trương đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quán triệt và thực hiện từ thành phố đến tận cơ sở bước đầu có kết quả.

Song song với công tác đào tạo nghề, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động cũng được thành phố quan tâm và triển khai theo hướng tích cực. Bình quân hằng năm tạo việc làm mới cho khoảng 6.400 lao động, trong đó lao động ở các ngành công nghiệp, dịch vụ du lịch chiếm trên 60% tổng số lao động. Công tác xuất khẩu lao động được tập trung chỉ đạo và bình quân hằng năm có khoảng 07 lao động đi xuất khẩu lao động.

Bằng sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự quyết tâm của các cấp, chính quyền và tổ chức đoàn thể cùng với sự vươn lên của bản thân người lao động, đặc biệt là lao động trong độ tuổi thanh niên, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm sau đào tạo nghề của thành phố thời gian qua đã đạt được những kết quả bước đầu, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)