Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 39 - 41)

7. Kết cấu luận văn

1.6.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Trị

32

Thực hiện các nghị quyết của Trung ương, ngay từ rất sớm, Tỉnh ủy tỉnh Quảng Trị đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 20/4/2007 về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007-2015. Cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và đoàn thể các cấp tỉnh Quảng Trị đã tập trung tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt là LĐNT nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người lao động, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” phù hợp với tình hình của mỗi địa phương trong tỉnh; bổ sung nội dung công tác đào tạo nghề cho LĐNT vào định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và các năm tiếp theo của địa phương. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề cho LĐNT nên tỉnh Quảng Trị không ngừng tăng cường và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn tỉnh; có kế hoạch sử dụng hiệu quả các trang thiết bị dạy nghề được đầu tư tại các trung tâm dạy nghề ở các huyện, thị xã, thành phố, bên cạnh đó có những hướng dẫn, hỗ trợ và có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy nghề và triển khai dạy nghề cho LĐNT theo hình thức đặt hàng dạy nghề qua hợp đồng giữa các bên có liên quan theo hướng xã hội hóa; thực hiện có hiệu quả chính sách đào tạo nghề cho LĐNT nhằm thực hiện tốt chính sách phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu xây dựng mô hình dạy nghề phù hợp cho LĐNT tại các địa phương trong tỉnh, sau đó tổ chức nhân rộng.

Từ những chỉ đạo và quan tâm sát sao trong công tác đào tạo nghề, tỉnh Quảng Trị đã thu được những kết quả đáng được khích lệ trong công tác đào tạo nghề tại địa phương:

+ Các trung tâm dạy nghề ở các huyện, thị xã, thành phố được đầu tư đáng kể về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề, tăng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng một phần yêu cầu đào tạo nghề cho người lao động, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

33

+ Toàn tỉnh có 24 cơ sở là trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề, các DN và các cơ sở giáo dục đào tạo tham gia hoạt động dạy nghề; hàng năm đào tạo trên 7.000 lao động, góp phần nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 13% năm 2005 lên 24,42% năm 2010, bình quân tăng 2,28%/năm, bổ sung nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn và xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)