2.4.1. Lý thuyết nguồn nhân lực
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực, theo Liên Hợp quốc thì "Nguồn nhân lực đƣợc xem là tất cả những kiến thức sau: kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con ngƣời có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nƣớc". Trong khi đó (Nguyễn Sinh Cúc, hội thống kê Việt Nam, 2014) cho rằng hệ thống Ngân hàng thế giới nhận định “Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con ngƣời bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân.
Ở một nhận định khác, theo giáo trình Nguồn nhân lực, Đại học Lao động Xã hội (2011) thì cho rằng “Chất lƣợng nguồn nhân lực là một khái niệm tổng hợp về những ngƣời thuộc nguồn nhân lực đƣợc thể hiện ở các mặt sau: Sức khỏe của ngƣời lao động, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực thực tế về tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, tính năng động xã hội. Trong đó tính năng động xã hội lại bao gồm
khả năng sáng tạo, sự linh hoạt, nhanh nhẹn trong công việc, phẩm chất đạo đức, tác phong, thái độ đối với công việc, môi trƣờng làm việc, hiệu quả hoạt động lao động của nguồn nhân lực và thu nhập mức sống, mức độ thỏa mãn nhu cầu cá nhân gồm nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần của ngƣời lao động". Con ngƣời là nhân tố chủ động tạo nên thông tin, con ngƣời có trình độ văn hóa và kỹ năng lao động về chuyên ngành kế toán, thuế sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán, đồng thời cho ra các thông tin chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu của các đối tƣợng sử dụng thông. Cho nên, nếu một đơn vị có nguồn nhân lực kế toán tốt, làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả thì thông tin báo cáo sẽ càng chính xác, chất lƣợng thông tin đƣợc đảm bảo, điều đó giúp ích rất nhiều cho ngƣời quản lý.
Do vậy, lý thuyết này đƣợc sử dụng trong nghiên cứu nhằm giải thích cho nhân tố nguồn nhân lực kế toán.
2.4.2. Lý thuyết hệ thống thông tin
Tác giả Esenin (2011) với nghiên cứu "The purpose of Management Accounting Information and Process of Management Accounting" cho thấy quy trình hệ thống thông tin kế toán bao gồm quá trình thu thập, đo lƣờng, lƣu trữ, phân tích, cung cấp thông tin và kiểm soát thông tin.
Theo quan điểm PGS.TS. Võ Văn Nhị và các cộng sự “Xây dựng mô hình tổ chức kế toán cho DNNVV ở Việt Nam, Đại học Kinh Tế Tp.HCM và Đại học Tôn Đức Thắng, NXB Phƣơng Đông, 2011” cho rằng hệ thống thông tin kế toán là một tập hợp các hệ thống có sự gắn kết mật thiết từ thu thập thông tin ban đầu đến quá trình xử lý và tổng hợp để tạo ra thông tin đầu ra phù hợp nhƣ sau : hệ thống thông tin đầu vào, hệ thống xử lý thông tin, hệ thống thông tin đầu ra. Từ đó để đạt đƣợc chất lƣợng mong muốn thì tất cả các hệ thống thông tin trong toàn bộ hệ thống phải không ngừng đƣợc xem xét, điều chỉnh và bổ sung trong mối liên hệ lẫn nhau để luôn phù hợp trong môi trƣờng pháp lý, môi trƣờng kinh doanh, điều kiện hoạt động và nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tƣợng sử dụng khác nhau.
Lý thuyết này đƣợc sử dụng trong nghiên cứu nhằm giải thích cho nhân tố ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán.
Với lý thuyết thông tin hữu ích là lý thuyết kế toán đƣợc sử dụng nhƣ một cơ sở lý luận để xây dựng khuôn mẫu lý thuyết kế toán hiện hành của chuẩn mực báo cáo tài chính và các tiêu chuẩn quốc tế nhiều kế toán quốc gia. Lý thuyết này nhấn mạnh các nhiệm vụ cơ bản của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin hữu ích và phù hợp cho ngƣời sử dụng trong việc đƣa ra các quyết định kinh tế. Lý thuyết thông tin hữu ích cũng đề cập đến các khái niệm về cân bằng lợi ích - chi phí và là một khía cạnh quan trọng cần xem xét khi thiết lập các tiêu chuẩn (Godfrey et al, 2003).
Xuất phát từ dòng nghiên cứu chuẩn tắc về kế toán từ những năm 1950-1970, các khuôn mẫu lý thuyết kế toán đã đƣợc xây dựng và ban hành từ bởi các tổ chức lập quy về kế toán và trở thành nền tảng của hệ thống kế toán tài chính hiện nay trên thế giới. Lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định xuất phát từ mục tiêu của kế toán là cung cấp thông tin hữu ích cho ngƣời sử dụng để đƣa ra quyết định kinh tế (Staubus, 2000). Trên cơ sở đó, các đặc điểm chất lƣợng của BCTC đƣợc xác định nhƣ sau: Trƣớc hết, BCTC cần bao gồm các thông tin thích hợp, nghĩa là các thông tin có thể giúp ngƣời sử dụng đánh giá đƣợc quá khứ và dự đoán tƣơng lai của đơn vị. Không những vậy các thông tin này cần thể hiện trung thực tình hình đơn vị, nghĩa là đúng bản chất của các hiện tƣợng kinh tế. Áp dụng vào vấn đề công bố BCTC: Lý thuyết này yêu cầu BCTC phải cung cấp các thông tin cần thiết và kịp thời cho việc ra quyết định của ngƣời sử dụng, trong đó bao gồm hai đối tƣợng chính là nhà đầu tƣ và chủ nợ, (Nguyễn Kim Quốc Trung , 2018 ).
Nhƣ vậy, lý thuyết thông tin hữu ích giúp giải thích nhu cầu thông tin cho các đối tƣợng sử dụng thông tin kế toán phù hợp với hệ thống pháp lý, dựa vào nền tảng trên lý thuyết này luận văn sử dụng trong nghiên cứu nhằm giải thích cho nhân tố đối tƣợng sử dụng thông tin kế toán.
2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế toán tại các trƣờng cao đẳng 2.5.1. Hệ thống pháp lý 2.5.1. Hệ thống pháp lý
- Nhìn chung, hệ thống văn bản pháp lý ở Việt Nam ban hành khá là đầy đủ về quy định, hƣớng dẫn quản lý tài chính đối với doanh nghiệp hay các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung và các trƣờng nói riêng. Đã qua nhiều lần đổi mới và chỉnh sửa phù hợp và hoàn thiện hơn giúp cho các đơn vị hành chính sự nghiệp từng bƣớc quản lý chặt chẽ hơn về nguồn tài chính của đơn vị góp phần tạo nên những thành công
chung trong quá trình điều hành đơn vị. Nghị định 16/2015/NĐ – CP, tại đây quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập , điều chỉnh cơ chế hoạt động , cơ chế tài chính đối với ĐVSNCL theo hƣớng tăng cƣờng trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm, đồng thời khuyến khích các đơn vị có điều kiện vƣơn lên tự chủ ở mức cao, bên cạnh đó là Thông tƣ số 107/2017/TT – BTC, hƣớng dẫn cụ thể về chế độ kế toán hành chính - sự nghiệp, áp dụng cho Cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập: trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ đƣợc vận dụng cơ chế tài chính nhƣ doanh nghiệp hoặc tổ chức, đơn vị không sử dụng ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên, để dễ dàng trong công tác quản lý nội bộ, các đơn vị sự nghiệp công lập tự thiết kế và xây dựng thêm một số sổ kế toán theo dõi phù hợp cho đơn vị nhƣng vẫn đảm bảo tuân thủ theo các quy định của pháp luật trong chế độ kế toán của nhà nƣớc ban hành.
- Hệ thống pháp lý nhƣ một khuôn khổ đặc biệt giúp kế toán các đơn vị có những định hƣớng công tác kế toán trong việc tổ chức bộ máy kế toán cho riêng mình tại mỗi đơn vị sao cho phù hợp, việc xác định đầy đủ thông tin cần thu thập, cách thức xử lý và lƣu trữ nhằm cung cấp thông tin để đạt đƣợc mục tiêu quan trọng là thông tin kế toán có tính chất lƣợng, phục vụ cho ngƣời sử dụng thông tin. Nhƣ vậy, khuôn khổ pháp lý và hệ thống văn bản có ảnh hƣởng trực tiếp đến toàn bộ quy trình tổ chức công tác kế toán thông qua các giai đoạn từ lúc thu thập dữ liệu đến khi xử lý, lƣu trữ và cung cấp thông tin thông qua việc sử dụng các biểu mẫu chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo và cách thức, thời hạn lƣu trữ thông tin.
2.5.2. Đặc điểm trƣờng dạy nghề
- Đối với tổ chức công tác kế toán mặc dù ở bất kỳ đơn vị nào, doanh nghiệp hay đơn vị sự nghiệp và không riêng gì tại các trƣờng dạy nghề … thì đều có chung mục đích là tạo ra những thông tin kế toán hữu ích nhằm phục vụ cho việc ra quyết định và đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tƣợng bên trong hoặc bên ngoài theo quy định của pháp luật. Để đạt đƣợc mục tiêu này, với vai trò chủ thể trong mỗi tổ chức công tác kế toán là nhân tố quan trọng có ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế toán đòi hỏi phải có đầy đủ chuyên môn, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp để tổ chức, quản lý và vận hành tốt hệ thống kế toán tại đơn vị.
- Tổ chức bộ máy kế toán theo Điều 18, Nghị định 174/2016/ NĐ- CP, có quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán nhƣ đơn vị kế toán phải bố trí ngƣời làm kế toán đảm bảo các quy định của Luật kế toán, số lƣợng ngƣời làm kế toán cũng tùy thuộc theo quy mô hoạt động, yêu cầu quản lý, chức năng nhiệm vụ và biên chế của đơn vị. Có thể bố trí ngƣời làm công tác kế toán kiêm nhiệm các công việc khác mà pháp luật về kế toán không nghiêm cấm.
- Mỗi tổ chức đều đƣợc thành lập bởi các chủ thể quản lý khác nhau và thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác nhau, do vậy mỗi loại hình tổ chức khác nhau có những đặc điểm riêng và đòi hỏi yêu cầu quản lý cũng khác nhau. Nhƣ vậy, đặc điểm của các đơn vị trƣờng cao đẳng khác với đặc điểm của các tổ chức khác cần đƣợc nghiên cứu vì nó ảnh hƣởng đến nhu cầu quản lý nói chung và ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế toán trong các trƣờng cao đẳng nói riêng. Các đặc điểm của đơn vị trƣờng cao đẳng ảnh hƣởng tới tổ chức công tác kế toán của đơn vị là: Đều đƣợc quyết định thành lập bởi Nhà Nƣớc để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hay quản lý nhất định và hoạt động của các đơn vị này đều đƣợc duy trì và trang trải bằng nguồn NSNN là chủ yếu và cần tổ chức công tác kế toán tuân thủ chế độ kế toán do nhà nƣớc ban hành. Mục đích hoạt động của các đơn vị trƣờng nói chung là không vì lợi nhuận, chủ yếu phục vụ lợi ích cộng đồng. Do đó tổ chức công tác kế toán tuân thủ luật ngân sách nhà nƣớc. Sản phẩm của các đơn vị Trƣờng là sản phẩm mang lại lợi ích chung có tính bền vững, lâu dài cho xã hội. Do đó việc tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo cung cấp thông tin minh bạch, đƣợc sự kiểm soát của nhà nƣớc. Hoạt động của các đơn vị trƣờng luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội. Do đó tổ chức công tác kế toán phải tuân thủ sử dụng vốn theo đúng mục lục ngân sách và cung cấp thông tin cho nhiều đối tƣợng sử dụng theo quy định của pháp luật.
2.5.3. Đối tƣợng sử dụng thông tin
- Hiện nay, vai trò của ngƣời làm công tác kế toán không chỉ dừng lại ở việc ghi chép, xử lý, lƣu trữ chứng từ… mà còn chuyển sang vai trò phân tích dữ liệu, thực hiện giám sát, điều này đã giúp sự gia tăng tính hữu ích, phù hợp, chất lƣợng, tính hữu hiệu và hiệu quả của thông tin tạo đƣợc ra, để hỗ trợ ngƣời quản lý đơn vị.
- Tại mỗi đơn vị mà trách nhiệm nhà quản lý, lãnh đạo đƣợc xem là ngƣời nắm giữ linh hồn, truyền cảm hứng và dẫn dắt tổ chức đi lên. Theo các tác giả đi trƣớc nhƣ:
Sandeep Nabar (2007), Anu Agrawal (2004), Choy chong và cộng sự (2011) có nhận định rằng chất lƣợng thông tin trên báo cáo tài chính tốt và đáng tin cậy khi nhà quản lý của doanh nghiệp có am hiểu nhiều về lĩnh vực kế toán tài chính. Ngƣợc lại nhân tố thông tin đƣợc nhà quản lý vận dụng sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại trong quá trình phát triển hoạt động của đơn vị. Chất lƣợng thông tin có độ tin cậy cao sẽ giúp nhà lãnh đạo và ngƣời sử dụng số liệu báo cáo tài chính của kế toán trong việc thực hiện ra quyết định chính xác hơn.
2.5.4. Nguồn nhân lực kế toán
- Để thực hiện tốt công tác kế toán đòi hỏi ngƣời làm trong lĩnh vực này phải có đủ trình độ chuyên môn, kiến thức am hiểu vững chắc về các nghiệp vụ kế toán, luôn luôn học hỏi và kịp thời cập nhật những đổi mới phục vụ cho công tác tổ chức kế toán phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Do đó, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên kể toán trong mỗi đơn vị là rất cần thiết và quan trọng trong bộ máy kế toán tại mỗi đơn vị.
- Trong trƣờng hợp các thông tin kế toán bị sai lệch sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến các quyết định của nhà quản lý. Bản chất ngƣời làm công tác kế toán trong một đơn vị là một trong những nguồn nhân lực vô cùng quan trọng vì họ là những ngƣời trực tiếp tham gia vào công tác tổ chức kế toán, từ đó dẫn đến việc quyết định đến nguồn tài chính của đơn vị. Theo tác giả Phạm Quang Huy (2014) cũng nhận định rằng “Nguồn nhân lực kế toán công hiện nay vẫn chƣa đáp ứng đƣợc sự đổi mới, chƣa thật sự cập nhật sâu xác về chuyên môn và công nghệ, do đó cần những chƣơng trình đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn thƣờng xuyên đối với các kế toán viên”.
- Từ đó, có thể thấy rằng nếu có một bộ máy tổ chức công tác kế toán làm việc chuyên nghiệp với trình độ chuyên môn tốt sẽ mang lại hiểu quả rất nhiều cho đơn vị. Theo đó, ngƣời làm công tác kế toán nếu có chuyên môn sẽ biết cách sắp xếp thời gian và có trình tự giải quyết công việc suôn sẻ, hợp lý hơn. Từ đó dẫn đến tiết kiệm đƣợc chi phí tối đa.
2.5.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán
- Trong Quyết định số 18/QĐ – BTC, ngày 25/01/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành quy định chế độ báo cáo số liệu tài sản cố định và tình hình biến động tài sản cố định hàng năm thông qua chƣơng trình phần mềm quản lý tài sản trong các cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, dự án trực thuộc Bộ tài chính nhằm mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quan hệ tài sản công ở các cơ quan nhà nƣớc đƣợc tốt hơn .
- Hiện nay, với yêu cầu hội nhập mở rộng ra bên ngoài quốc gia đòi hỏi kế toán – tài chính quốc tế, Quốc hội đã thông qua Luật Kế toán năm 2015 - Luật số 88/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017 gồm 6 Chƣơng, 74 Điều. Một trong những mục tiêu của việc sửa đổi Luật Kế toán nhằm nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hệ thống kế toán Việt Nam, qua đó, nâng cao chất lƣợng của công tác kế toán với vai trò là công cụ quản lý tài chính, vốn, tài sản của nhà nƣớc, của doanh nghiệp, là công cụ quản lý, giám sát của Nhà nƣớc.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán bằng việc sử dụng phần mềm kế toán “Khái niệm về phần mềm kế toán là chƣơng trình máy tính đƣợc thiết lập nhằm hỗ trợ cho công tác kế toán trong quá trình thu thập, xử lý, lƣu trữ, lập và cung cấp các báo cáo kế toán cho đối tƣợng sử dụng. Thực tế đã chứng minh công nghệ thông tin đã thay đổi sổ sách kế toán truyền thống chuyển sang lƣu trữ xử lý dữ liệu