Bàn luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 75)

Hệ số hồi quy chuẩn hóa

Dựa vào bảng 4.14, cột hệ số hồi quy chuẩn hóa ta thấy:

Nhân tố “Nguồn nhân lực kế toán” có hệ số Beta = 0.325, nhân tố này đƣợc xem là có tác động dƣơng và ảnh hƣởng lớn nhất đến TCCTKT tại các trƣờng Cao Đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi nguồn nhân lực tăng lên 1 điểm thì sự ảnh hƣởng của TCCTKT tăng thêm 0.325 điểm. Trong đó nhân viên kế toán đƣợc xem là một “mắt xích" để đơn vị có thể hoạt động, trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm của nhân viên kế toán có vai trò quan trọng đối với chất lƣợng tổ chức công tác kế toán trong các trƣờng. Nhân viên kế toán có khả năng làm việc độc lập, tự đọc, hiểu và liên tục cập nhập, nắm vững chế độ kế toán, có phẩm chất đạo đức, tác phong, thái độ nghề nghiệp tốt cũng nhƣ đƣợc bố trí vào những vị trí công việc phù hợp sẽ tạo ra hiệu suất công việc cao. Đồng thời, đứng đầu bộ phận kế toán là kế toán trƣởng có kỹ năng lãnh đạo, trình độ chuyên môn tốt sẽ góp phần tạo ra thông tin kế toán có chất lƣợng. Vì vậy các đơn vị trƣờng cần chú trọng nâng cao chất lƣợng nhân viên kế toán nên kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả nguyên cứu của Hoàng Lê Uyên Thảo (2012).

Nhân tố “Hệ thống pháp lý” có hệ số Beta =0.227, nhân tố này đƣợc xem là có tác động dƣơng và ảnh hƣởng tích cực đến TCCTKT tại các trƣờng Cao Đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi hệ thống pháp lý tăng lên 1 điểm thì sự ảnh hƣởng của TCCTKT tăng thêm 0.227 điểm. Nhƣ vậy các yếu tố cấu thành khuôn khổ pháp luật và các quy định về kế toán, nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kế toán có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến thực tiễn triển khai tổ chức kế toán của đơn vị trƣờng Cao Đẳng. Bên cạnh đó, thực tế thì các đơn vị trƣờng cũng có nhạy cảm với sự thay đổi chế độ chính sách, sự thay đổi sẽ làm các đơn vị gặp một số khó khăn trong hạch toán. Đồng thời các trƣờng hoạt động tuân thủ chế độ chính sách quy định cho nên hệ thống thông tin kế toán chịu sự tác động các chế độ chính sách do nhà nƣớc quy định. Khi có sự thay đổi trong chế độ kế toán sẽ làm ảnh hƣởng đến việc tổ chức công tác kế toán, kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phan Thanh Huyền (2018).

Nhân tố “Đặc điểm trƣờng dạy nghề” có hệ số Beta = 0.191, nhân tố này đƣợc xem là có tác động dƣơng và ảnh hƣởng mạnh thứ ba đến TCCTKT tại các trƣờng Cao Đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi đặc điểm trƣờng dạy nghề tăng lên 1 điểm thì sự ảnh hƣởng của TCCTKT tăng thêm 0.227 điểm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đặc điểm trƣờng dạy nghề tƣơng thích với mức độ tổ chức công tác kế toán theo hƣớng đơn vị trƣờng Cao Đẳng có quy mô càng lớn thì càng quan tâm nhiều hơn đến công tác kế toán, cũng nhƣ hệ thống tài khoản kế toán đƣợc thiết kế phù hợp với nghiệp vụ kinh tế phát sinh của đơn vị trƣờng cũng nhƣ quy mô đơn vị ảnh hƣởng đến việc lựa chọn chế độ kế toán của đơn vị. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Hồng Dung (2014).

Nhân tố “Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán” có hệ số Beta = 0.182, nhân tố này đƣợc xem là có tác động dƣơng và ảnh hƣởng tích cực đến TCCTKT tại các trƣờng Cao Đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán tăng lên 1 điểm thì sự ảnh hƣởng của TCCTKT tăng thêm 0.182 điểm. Kết quả này cho thấy thực tế tại các trƣờng cao đẳng có trang bị đầy đủ máy tính và phần mềm máy tính phù hợp điều kiện hoạt động của đơn vị, có kết nối hoạt động mạng LAN, nội bộ chia sẻ thông tin tốt, kết nối với nhau ổn định, quản lý chặt chẽ mật khẩu hệ thống, đáp ứng tính bảo mật thông tin kế toán, thƣờng xuyên sao lƣu dữ liệu, điều đó giúp cho đơn vị cập nhập, xử lý và kết xuất dữ liệu hiệu quả, góp phần nâng cao chất lƣợng tổ chức công tác kế toán tại các trƣờng. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Trúc (2019)

Nhân tố “Đối tƣợng sử dụng thông tin kế toán” có hệ số Beta = 0.143, nhân tố này đƣợc xem là có tác động dƣơng và ảnh hƣởng tích cực đến TCCTKT tại các trƣờng Cao Đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi đối tƣợng sử dụng thông tin kế toán tăng lên 1 điểm thì sự ảnh hƣởng của TCCTKT tăng thêm 0.143 điểm. Đối tƣợng sử dụng thông tin càng đa dạng đòi hỏi công việc kế toán càng chặt chẽ và nhận thức của họ càng cao tạo ra áp lực đơn vị phải coi trọng và tuân thủ công tác kế toán. Thực tế cho thấy đối tƣợng sử dụng thông tin kế toán tại các đơn vị trƣờng chủ yếu là cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm, Sở tài chính, thống kê và ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Nội dung chƣơng 4, tác giả đã chỉ rõ thực trạng của tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị trƣờng Cao Đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Tuy nhiên, tổ chức công tác kế toán tại trƣờng học nói chung và các trƣờng cao đẳng nói riêng vẫn còn nhiều điểm hạn chế và cần khắc phục.

Tác giả cũng đã trình bày đầy đủ các phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng đƣợc thực hiện trong chƣơng 4, đồng thời tác giả đã chỉ ra rằng mô hình và các thang đo đƣợc sử dụng trong nghiên cứu là có ý nghĩa. Kết quả của nghiên cứu nêu rõ: có 5 nhân tố ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị trƣờng Cao Đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Mỗi nhân tố có mức độ ảnh hƣởng khác nhau và đƣợc sắp xếp theo trật tự từ cao xuống thấp nhƣ sau: Nguồn nhân lực kế toán, hệ thống pháp lý, đặc điểm trƣờng dạy nghề, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán, đối tƣợng sử dụng thông tin kế toán.

Kết quả của chƣơng này đƣợc sử dụng làm căn cứ để tác giả đƣa ra những giải pháp, kiến nghị khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị trƣờng Cao Đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng ở chƣơng 5.

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1. Kết luận

Mục đích chính của nghiên cứu này là phân tích sự ảnh hƣởng của các yếu tố khách quan, chủ quan đến tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị trƣờng Cao Đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Từ đó nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao những mặt tích cực của từng nhân tố ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế toán. Tác giả đã thực hiện tƣơng đối đầy đủ các bƣớc cần thiết của một nghiên cứu thông qua việc tìm hiểu tài liệu trong nƣớc và nƣớc ngoài có liên quan, sử dụng phƣơng pháp định tính là phỏng vấn chuyên gia nhằm xác định và điều chỉnh các biến cũng nhƣ các thang đo của từng biến trong mô hình nghiên cứu. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành xây dựng giả thuyết nghiên cứu, bảng câu hỏi khảo sát để thực hiện thu thập dữ liệu phục vụ kiểm định mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế toán tại các trƣờng Cao Đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Với kích thƣớc mẫu đƣợc khảo sát và đƣa vào kiểm định là 179. Các đối tƣợng tham gia khảo sát là: Hiệu Trƣởng, kế toán trƣởng, kế toán viên, Trƣởng phòng – khoa, giáo viên hiện đang công tác tại các trƣờng Cao Đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng và họ có sự am hiểu nhất định về tổ chức công tác kế toán. Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha của các dữ liệu và thang đo, kết quả cho thấy mô hình giữ lại tất cả 05 nhân tố với 31 biến quan sát để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ giữa các biển, đƣợc nhóm lại và phân tích hồi quy tuyến tính bội.

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội nhƣ sau:

TCCTKT = 0.325*NNLKT + 0.227*HTPL + 0.191*DDTDN + 0.182*UDCNTT + 0.143*DTSDTT

Trong đó:

- NNLKT: Nguồn nhân lực kế toán

- HTPL: Hệ thống pháp lý

- DDTDN: Đặc điểm trƣờng dạy nghề

- UDCNTT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán - DTSDTT: Đối tƣợng sử dụng thông tin kế toán

Các yếu tố đều cho thấy mức độ ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị trường Cao Đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Các nhân tố đƣợc sắp xếp theo thứ tự và tầm quan trọng từ cao đến thấp trong nội dung tác giả trình bày ở Bảng 5.1

Bảng 5.1. Mức độ tác động của các nhân tố Thứ tự tầm quan trọng Nhân tố Mức độ tác động (Số tuyệt đối) Mức độ tác động (Số tƣơng đối, %)

1 Nguồn nhân lực kế toán β= 0.325 30%

2 Hệ thống pháp lý β= 0.227 21%

3 Đặc điểm trƣờng dạy nghề β= 0.191 18%

4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong

công tác kế toán β= 0.182 17%

5 Đối tƣợng sử dụng thông tin kế toán β= 0.143 13%

Nhƣ vậy, trong các nhân tố tác động thì nhân tố “Nguồn nhân lực kế toán” có tác động mạnh nhất và thấp nhất là Đối tƣợng sử dụng thông tin kế toán đến tổ chức công tác kế toán tại các trƣờng Cao Đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng.

5.2. Kiến nghị

Dựa vào kết quả khảo sát và nghiên cứu về mức độ tác động của các nhân tố đến tổ chức công tác kế toán tại các trƣờng Cao Đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng, thì tác giả có một số kiến nghị đƣợc đƣa ra nhằm giúp cho tổ chức công tác kế toán của các trƣờng càng có hiệu quả hơn:

5.2.1 Nguồn nhân lực kế toán

Để nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán tại trƣờng Cao Đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng thông qua nhân tố nguồn nhân lực kế toán, theo tác giả cần thực hiện các yêu cầu sau:

Các trƣờng cần có hoạt động tuyển dụng phù hợp với năng lực, nguyện vọng của ứng viên kế toán, tạo cho họ sự hứng thú khi vào làm việc, khơi dậy tính sáng tạo, yêu nghề và nhiệt huyết từ đó sẽ đạt đƣợc hiệu quả cao trong công việc, gắn bó lâu dài với đơn vị. Tuyển dụng phải đƣợc dựa trên nhu cầu thực tế của công việc, khách quan, công bằng và dựa trên nền tảng kiến thức, năng lực của ứng viên. Quan trọng hơn hết là khi tuyển dụng kế toán trƣởng đơn vị phải xem xét kỹ năng lãnh đạo, trình độ chuyên môn vì kế toán trƣởng sẽ có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng tổ chức công tác kế toán.

Đồng thời cần phải xây dựng quy trình đào tạo, bồi dƣỡng. có các chính sách khuyến khích nhân viên kế toán nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhƣ là: tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng về tin học văn phòng, ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, làm việc nhóm... Lựa chọn những nhân viên có tiềm năng đƣa đi đào tạo nâng cao để phục vụ mục tiêu phát triển tƣơng lai. Việc bố trí phân công nhân viên hợp lý là điều rất quan trọng, chú ý đến đặc thù của nghề kế toán là đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn nhƣng phải trung thực, khách quan vì vậy tùy thuộc vào trình độ chuyên môn, năng lực của từng nhân viên mà sắp xếp vào vị trí công tác sao cho phù hợp sẽ giúp phát huy tốt hiệu suất công việc.

Việc nhân viên cấp dƣới đánh giá nhân viên cấp trên là rất ít hoặc rất sơ sài trong mỗi đơn vị trƣờng, vì vậy nên xây dựng bảng đánh giá bằng thang điểm về trình độ chuyên môn, tác phong, ý thức, thái độ nghề nghiệp của từng nhân viên và đƣợc đánh giá chéo với nhau nhƣ: Kế toán trƣởng đánh giá kế toán viên và ngƣợc lại, điều này nhằm mang tính khách quan, tránh đƣợc trƣờng hợp thụ động không chịu học hỏi và đổi mới bản thân. Bên cạnh đó, các trƣờng cần xây dựng môi trƣờng làm việc tích cực, quan hệ hài hòa, lành mạnh. Đƣa ra chính sách khen thƣởng, tuyên dƣơng những nhân viên chăm chỉ, có thành tích tốt trong công việc. Nhƣ vậy, trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực kế toán tại các trƣờng Cao Đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng.

Hệ thống pháp lý đƣợc xem là một bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý của Nhà nƣớc về Kinh tế, Chính trị, Xã hội nói chung và trong lĩnh vực kế toán nói riêng, nó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về các chính sách, chế độ quy định.

Nhiệm vụ chủ yếu của kế toán là thu thập, xử lý, phân tích, kiểm tra và cung cấp thông tin cho nhà quản lý nhằm đƣa ra các quyết định tài chính tối tựu. Vì vậy, tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo tính phù hợp và tuân thủ chính sách, chế độ về quản lý kinh tế tài chính, thuế… đồng thời do các chính sách, chế độ kinh tế tài chính và thuế thƣờng xuyên cập nhật sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với thực tiễn hiện nay. Do đó, tổ chức công tác kế toán tại các trƣờng Cao Đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng phải nắm bắt kịp thời, đầy đủ các quy định hiện hành của chính sách, chế độ, nghiên cứu triển khai đầy đủ luật kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 và các nghị định, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán cùng các văn bản khác hƣớng dẫn thi hành Luật Kế toán. Trong đó, Luật kế toán là văn bản pháp lý cao nhất, tạo hành lang pháp lý để tăng cƣờng quản lý, giám sát của Nhà nƣớc, của các nhà đầu tƣ, công chúng đối với thông tin tài chính của các đơn vị kế toán, qua đó góp phần nâng cao chất lƣợng công tác kế toán, tăng cƣờng tính minh bạch của thông tin trong xã hội.

Sau Nghị định 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 của chính phủ quy định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, thì việc tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của ĐVSNCL còn chƣa thống nhất và rõ ràng (khi thì giao Sở Nội vụ, khi thì giao Sở Tài chính), từ đó đã dẫn đến hầu hết các cơ quan chủ quản và đơn vị sự nghiệp công lập đều lúng túng trong công tác triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tại các trƣờng Cao Đẳng còn gặp nhiều khó khăn cho cả cơ quan quản lý nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp công lập khi xây dựng các quy định, bên cạnh đó có hai loại hình đơn vị sự nghiệp công lập trái ngƣợc nhau. Đối với đơn vị có khả năng tự chủ tốt thì Nghị định số 16 sẽ là hƣớng mới để đơn vị phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Nhƣng đối với đơn vị chƣa sẵn sàng chuyển sang cơ chế tự chủ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Để tránh tình trạng sai lệch, lúng túng khi mới áp dụng, các trƣờng cần thực hiện rà soát, cập nhập và hoàn thiện lại hệ thống chuẩn mực kế toán sao cho phù hợp với loại hình đơn vị, bên cạnh

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)