Với lý thuyết thông tin hữu ích là lý thuyết kế toán đƣợc sử dụng nhƣ một cơ sở lý luận để xây dựng khuôn mẫu lý thuyết kế toán hiện hành của chuẩn mực báo cáo tài chính và các tiêu chuẩn quốc tế nhiều kế toán quốc gia. Lý thuyết này nhấn mạnh các nhiệm vụ cơ bản của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin hữu ích và phù hợp cho ngƣời sử dụng trong việc đƣa ra các quyết định kinh tế. Lý thuyết thông tin hữu ích cũng đề cập đến các khái niệm về cân bằng lợi ích - chi phí và là một khía cạnh quan trọng cần xem xét khi thiết lập các tiêu chuẩn (Godfrey et al, 2003).
Xuất phát từ dòng nghiên cứu chuẩn tắc về kế toán từ những năm 1950-1970, các khuôn mẫu lý thuyết kế toán đã đƣợc xây dựng và ban hành từ bởi các tổ chức lập quy về kế toán và trở thành nền tảng của hệ thống kế toán tài chính hiện nay trên thế giới. Lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định xuất phát từ mục tiêu của kế toán là cung cấp thông tin hữu ích cho ngƣời sử dụng để đƣa ra quyết định kinh tế (Staubus, 2000). Trên cơ sở đó, các đặc điểm chất lƣợng của BCTC đƣợc xác định nhƣ sau: Trƣớc hết, BCTC cần bao gồm các thông tin thích hợp, nghĩa là các thông tin có thể giúp ngƣời sử dụng đánh giá đƣợc quá khứ và dự đoán tƣơng lai của đơn vị. Không những vậy các thông tin này cần thể hiện trung thực tình hình đơn vị, nghĩa là đúng bản chất của các hiện tƣợng kinh tế. Áp dụng vào vấn đề công bố BCTC: Lý thuyết này yêu cầu BCTC phải cung cấp các thông tin cần thiết và kịp thời cho việc ra quyết định của ngƣời sử dụng, trong đó bao gồm hai đối tƣợng chính là nhà đầu tƣ và chủ nợ, (Nguyễn Kim Quốc Trung , 2018 ).
Nhƣ vậy, lý thuyết thông tin hữu ích giúp giải thích nhu cầu thông tin cho các đối tƣợng sử dụng thông tin kế toán phù hợp với hệ thống pháp lý, dựa vào nền tảng trên lý thuyết này luận văn sử dụng trong nghiên cứu nhằm giải thích cho nhân tố đối tƣợng sử dụng thông tin kế toán.